window.addEventListener(‘load’, function(){
if(typeof Web_AdsArticleAfterAvatar != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleAfterAvatar, ‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’).style.display = “none”;}
});
Hơn 75 công ty trong nhóm S&P 500 và chiếm hơn 70% giá trị vốn hóa của thị trường sẽ có báo cáo kết quả kinh doanh trong tuần này, bao gồm cả một số công ty công nghệ lớn.
Trong đó, cổ phiếu Netflix tăng 3,2% sau khi thuê bao đăng ký dịch vụ tháng 12 tăng thêm 13,1 triệu, mức cao nhất trong một tháng từ trước tới nay.
Một gã khổng lồ khác là Verizon tăng 5,6% sau khi dự báo lợi nhuận khả quan và công bố số lượng thuê bao quý IV tăng lên mức cao nhất trong gần hai năm.
Trong số các công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo kết quả cho đến nay, 86,6% đã vượt kỳ vọng lợi nhuận, so với 93,1% so với một tuần trước, dữ liệu của LSEG cho thấy.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng báo cáo tài chính quý IV/2023 của 7 công ty công nghệ vốn hoá lớn khả quan sẽ là chìa khoá để xác định đợt tăng gần đây của thị trường có thể duy trì hay mất đà. Nhóm này được gọi là là “Magnificent 7”, bao gồm Alphabet, Amazon, Apple, Meta, Microsoft, Nvidia và Tesla.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Hiện tại mọi con mắt sẽ tập trung vào chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Fed, chỉ số PMI của S&P Global và báo cáo GDP quý IV trong tuần này sẽ là chìa khóa để đánh giá quyết định chính sách tiếp theo của ngân hàng trung ương khi nhóm họp vào ngày 31/1.
Kết thúc phiên 23/1: Chỉ số Dow Jones giảm 96,36 điểm (-0,25%), xuống 37.905,45 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,17 điểm (+0,29%), lên 4.864,60 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 65,66 điểm (+0,43%), lên 15.425,94 điểm.
Chứng khoán châu giảm, khi các nhà đầu tư thận trọng trước cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào cuối tuần này, trong khi cổ phiếu khai thác tăng giúp hạn chế đà giảm của chỉ số chính.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,28% xuống 471,53 điểm, với cổ phiếu tiện ích và bất động sản, vốn nhạy cảm với lãi suất giảm lần lượt 0,8% và 1,3%, trong khi cổ phiếu chăm sóc sức khỏe cũng giảm 0,9%.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu khai thác tăng 2% đã hỗ trợ thị trường, nhờ hầu hết giá kim loại cơ bản tăng, trong khi giá đồng được thúc đẩy bởi hy vọng rằng nước tiêu thụ kim loại hàng đầu Trung Quốc sẽ tung ra nhiều kích thích hơn để thúc đẩy nền kinh tế.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Các công ty xa xỉ tiếp xúc với thị trường Trung Quốc bao gồm LVMH, Kering và Richemont đều tăng từ 1,1% đến 1,7%.
Trước phán quyết lãi suất của ECB, số liệu được công bố hôm thứ Ba cho thấy niềm tin của người tiêu dùng khu vực đồng euro đã giảm 1,0 điểm trong tháng 1 so với con số tháng 12.
“Chúng tôi nghi ngờ sự sụt giảm này là sự khởi đầu của một xu hướng mới và kỳ vọng sự phục hồi bền vững hơn sẽ sớm xảy ra, khi lạm phát do việc mua sắm thường xuyên đang giảm mạnh”, Melanie Debono, nhà kinh tế cấp cao về châu Âu tại Pantheon Macroeconomics cho biết.
Trong khi việc tạm dừng tăng lãi suất gần như đã được xác định trong cuộc họp sắp tới của ECB, các nhà giao dịch dự đoán việc cắt giảm khoảng 1,3% trong năm nay, với gần 97% cơ hội có đợt cắt giảm lần đầu tiên vào tháng Sáu.
Kết thúc phiên 23/1: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 1,98 điểm (-0,03%), xuống 7.485,73 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 56,27 điểm (-0,34%), xuống 16.627,09 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 25,21 điểm (-0,34%), xuống 7.338,04 điểm.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Giá dầu giảm nhẹ, khi các nhà giao dịch tập trung vào việc phục hồi sản lượng dầu thô ở một số vùng của Mỹ, cùng với nguồn cung tăng ở Libya và Na Uy, thay vì rủi ro về nguồn cung do xung đột ở châu Âu và Trung Đông gây ra.
Kết thúc phiên 23/1, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,36 USD/thùng (-0,5%), xuống 74,37 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,51 USD/thùng (-0,6%), xuống 79,55 USD/thùng.