Bà Trần Thị Lan Anh – Trưởng phòng Tư vấn – Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam có những chia sẻ cùng Đầu tư Chứng khoán về điều này.
Thị trường chứng khoán đang đi nốt chặng cuối của năm 2023, theo bà, những tháng cuối năm còn cơ hội nào cho các nhà đầu tư “lên tàu” và nếu còn, thì sẽ đến từ nhóm ngành, hoặc cổ phiếu cụ thể nào?
Theo nguyên lý vận động của một thị trường có xu hướng tăng giá thì bất kỳ ngành nào cũng đi lên, nhưng tốc độ tăng của các ngành sẽ khác nhau.
Trong 4 tháng cuối năm tôi thấy các nhà đầu tư nên tập trung vào các nhóm ngành, các doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ hoặc doanh nghiệp có tăng trưởng trong nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp có tăng trưởng dồi dào hoặc doanh nghiệp có kỳ vọng vào kết quả kinh doanh cuối năm nay.
Bà có thể chia sẻ rõ hơn?
Có thể kể các nhóm sau: Nhóm công nghệ (FPT); Doanh nghiệp bán lẻ (DGW, MWG, FRT, PNJ…); Nhóm chứng khoán (SSI, VCI, VND); Nhóm Dệt may (TNG TCM); Nhóm Cảng biển (GMD HAH); Nhóm dầu khí (GAS, BSR, PVS, PVD); Nhóm lương thực, nông nghiệp (PAN, TAR); Nhóm Đầu tư công (VCG, LCG).
Thị trường vốn “nhạy cảm” với thông tin, thậm chí là tin đồn. Theo kinh nghiệm của bà, nếu phân ra hai nhóm: tin hỗ trợ tăng giá cổ phiếu và tin làm giảm giá cổ phiếu, thì đâu là dấu hiệu nhận biết các tin này và đâu là mô-típ chung cho hai trường hợp này?
Theo tôi thì không có công thức chung cho các loại thông tin và chúng ta nên ưu tiên hàng đầu cho yếu tố “điều kiện thị trường”.
Nếu điều kiện thị trường là “uptrend” thì dù tin xấu có ra thì giá cổ phiếu cũng chỉ điều chỉnh nhanh chóng và sẽ đi lên tiếp.
Nếu điều kiện thị trường là “downtrend” thì tin tốt ra giá cổ phiếu cũng chỉ tăng giá được được 1 đến 2 phiên rồi lại giảm tiếp. Mỗi một thông tin khi đưa ra thị trường mỗi nhà đầu tư sẽ có cách nhìn khác nhau tùy vào bối cảnh thị trường lúc đó.
Ví dụ như khi thị trường ở trong “uptrend” mà có tin xấu ra thì thị trường sẽ đánh giá là tin xấu ra để “gom hàng”. Còn nếu trong một “downtrend” mà có tin tốt ra thì thị trường sẽ đánh giá là ra tin tốt để xả hàng.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Vậy cần thực hiện việc đọc vị thông tin như thế nào để có hành động phù hợp?
Tôi muốn nói rằng, giá cổ phiếu hiển thị trên bảng điện tử luôn chạy theo kỳ vọng và đa phần giá cổ phiếu phản ánh trước tin tức tương lai. Tin tức đã ra đó là quá khứ và mua bán chứng khoán là mua bán kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Với nhóm nhà đầu tư ưa thích phong cách lướt sóng ngắn hạn, họ sẽ cần lưu ý vào những thông tin kiểu nào để có nhịp vào – ra cổ phiếu hợp lý?
Muốn lướt sóng ngắn hạn thì nhà đầu tư cần dựa vào yếu tố quan trọng nhất đó là “điều kiện thị trường”. Hay nói cách khác là một thị trường “có xu hướng uptrend”.
Việc lướt sóng trong thị trường không có xu hướng (đi ngang) hay thị trường có xu hướng giảm giá (downtrend) sẽ làm các nhà đầu tư dễ thất thoát và thua lỗ.
Nếu thị trường trong “uptrend” thì nhà đầu tư dùng phương pháp nào để lướt sóng đa phần đều đúng.
Còn mốc điểm số VN-Index khép lại 2023 thì sao, bà có dự đoán gì?
Kể từ khi VN-Index chạm mốc 874 điểm vào tháng 11 năm 2022 đến nay thì thị trường có 7 tháng tạo đáy từ vùng 1.000 – 1.120 điểm và mới bước vào uptrend khi vượt mốc 1.120 điểm. Vậy chúng ta còn 4 tháng nữa để khép lại năm 2023 và tôi dự báo VN-Index sẽ vươn tới vùng 1.380 điểm trong 4 tháng cuối năm và đóng cửa kết thúc năm có thể về vùng 1.350 điểm.
Tuy nhiên các mốc dự báo xa chỉ mang tính tương đối.