Khuyến nghị tích cực dành cho HPG, HSG, NKG
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Sản lượng tiêu thụ quý I/2024 tăng 1,5% so với cùng kỳ, trong đó, động lực tăng trưởng chính tới từ kênh nước ngoài với sản lượng xuất khẩu tôn mạ, HRC tăng 74%/21%. Biên lãi gộp toàn ngành tiếp tục cải thiện trong kỳ, đáng chú ý, biên lãi gộp của nhóm thương mại thép đã tăng 3 quý liên tiếp, hỗ trợ triển vọng tiêu thụ nội địa hồi phục sau giai đoạn biên gộp chịu ảnh hưởng bởi tồn kho giá cao.
KBSV kỳ vọng tiêu thụ nội địa gia tăng mạnh mẽ hơn trong nửa cuối 2024 nhờ sự hồi phục của ngành Bất động sản nội địa, với số lượng dự án mới được cấp phép gia tăng và Luật Bất động sản sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ 01/08/2024. Bên cạnh đó, giá trị tồn kho nguyên vật liệu của các doanh nghiệp thép niêm yết có xu hướng tăng từ quý III/2023 tới nay phản ánh sự tự tin về triển vọng sản lượng tiêu thụ hồi phục trong thời gian tới.
Giá thép Trung Quốc có xu hướng giảm từ đầu năm tới nay do triển vọng tiêu thụ thấp, chịu áp lực từ thị trường Bất động sản ảm đạm. Đối với giá thép nội địa tại Việt Nam, KBSV cho rằng nhu cầu hồi phục sẽ giúp giá thép cân bằng và kỳ vọng có thể cải thiện nhẹ trong 2H2024. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào giảm sẽ giúp các doanh nghiệp thép cải thiện biên lãi gộp trong thời gian tới.
Tính tới cuối T5/2024, tỷ trọng thép mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 80% tổng sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam. KBSV cho rằng HSG, GDA, NKG sẽ là các doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp AD19 được áp dụng nhờ thị phần tôn mạ lớn nhất toàn ngành, đạt 28%/18%/17% tại cuối 2023.
3 doanh nghiệp thép mà chúng tôi quan sát định kỳ đang được giao dịch với P/B trung bình ở sát đường P/B trung bình 5 năm, chúng tôi cho rằng mức định giá hiện tại đã phản ánh triển vọng kết quả kinh doanh toàn ngành hồi phục trong 2024. KBSV đánh giá triển vọng tăng trưởng của ngành thép trong giai đoạn 2025-2027 ở mức tích cực nhờ (1) nhu cầu nội địa hồi phục từ nửa cuối năm 2024 trở đi, (2) nhà máy mới đi vào hoạt động, (3) bắt đầu chu kỳ giá thép mới khi thị trường Bất động sản Trung Quốc dần hồi phục chậm từ 2025 trở đi. Một số cơ hội đầu tư đáng chú ý bao gồm HPG, HSG, NKG.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Triển vọng tích cực cho PVD và PVS, kém khả quan cho GAS và BSR
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Chúng tôi duy trì giả định giá dầu Brent bình quân cho năm 2024 đạt 83 USD/thùng với kỳ vọng cán cân cung cầu vẫn diễn biến thuận lợi. OPEC, EIA và IEA dự báo mức thâm hụt nguồn cung dầu thô đạt trung bình 0,5 triệu thùng/ngày trong năm 2024. Cho cả năm 2024, chúng tôi cho rằng cán cân cung cầu dầu thô vẫn sẽ diễn biến theo hướng thuận lợi nhờ (1) khu vực sản xuất của Trung Quốc có tiềm năng hồi phục,(2) nhu cầu đầu tư mở rộng sản lượng tại Mỹ là thấp do chi phí vốn cao, (3) OPEC+ duy trì cắt giảm sản lượng và (4) gián đoạn chuỗi cung ứng do chiến sự tại khu vực Biển Đỏ và Biển Đen.
Tổ chức Houthi vẫn tiếp tục tấn công vào các tàu chở xăng dầu tại khu vực Biển Đỏ và vịnh Aden, khiến các hãng tàu phải chuyển lộ trình sang mũi Hảo Vọng. Theo đó, BIMCO dự báo nhu cầu cho mảng tàu dầu thô và xăng dầu thành phẩm có thể đạt lần lượt 8% và 5% yoy. Chúng tôi cho rằng triển vọng nhu cầu vận tải xăng dầu vẫn sẽ duy trì tích cực nếu như các cuộc tranh chấp tại Biển Đỏ không sớm hạ nhiệt.
Trong quý I/2024, dự án Lô B Ô Môn đã đạt được một số bước tiến khi nhà đầu tư MOECO đã đưa ra FID và PVN cũng đã ký kết được các thỏa thuận nền tảng cho việc mua bán khí thượng và trung nguồn. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán điện PPA vẫn gặp vướng mắc do giá khí mỏ Lô B quá cao, khiến giá điện quy đổi lên tới 2.500- 3.000 VND/kWh. Vào tháng 4/2024, Bộ Công Thương đã đưa ra Dự thảo đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện cho các dự án trọng điểm trong đó có Lô B Ô Môn. Chúng tôi cho rằng cơ chế này nếu được thông qua sẽ giải quyết được vướng mắc mấu chốt cho dự án, giúp mở đường cho việc ký kết FID chính thức vào cuối năm 2024.
PVD và PVS vẫn là những sự lựa chọn hàng đầu của chúng tôi do triển vọng tăng trưởng tích cực trong khi rủi ro biến động tương quan với giá dầu tương đối hạn chế. PVT vẫn có khả năng tăng trưởng tốt trong năm 2024, nhưng thị giá đang dần phản ánh triển vọng tích cực của doanh nghiệp. GAS và BSR có triển vọng kém khả quan trong năm 2024, nhưng vẫn sẽ là khoản đầu tư tốt trong dài hạn nếu có mức giá chiết khấu đủ sâu.
Có thể mua vào cổ phiếu VHC và FMC trong những nhịp điều chỉnh
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Nửa đầu năm 2024, ngành xuất khẩu thủy sản bước đầu đã ghi nhận những tín hiệu hồi phục trên mức nền thấp của năm trước, lạm phát tại các thị trường có dấu hiệu hạ nhiệt. Dù chưa có tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nhìn chung các thị trường lớn đã có tín hiệu hồi phục dần dần về cả nhu cầu. Thị trường lớn nhất là Mỹ có tăng trưởng tích cực trong khi các thị trường còn lại là Trung Quốc, Nhật Bản và EU chỉ tăng trưởng nhẹ. Các mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra vẫn duy trì tăng trưởng dương trước áp lực cạnh tranh từ nhiều thị trường khác.
Các doanh nghiệp thuỷ sản cũng đã phản ánh phần nào sự phục hồi của ngành, tuy nhiên mức độ hồi phục phụ thuộc vào sản phẩm và thị trường chính của từng doanh nghiệp. Sản lượng xuất khẩu đã có sự hồi phục tích cực tuy nhiên giá xuất khẩu chưa có sự cải thiện nên dù doanh thu tăng trưởng mạnh nhưng lợi nhuận không tăng trưởng tương ứng. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm có kết quả tích cực hơn xuất khẩu cá tra, nhiều doanh nghiệp cũng đã báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ.
Về triển vọng ngành nửa cuối năm 2024, mục tiêu của ngành thủy sản là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD (tăng trưởng 8%). Các thị trường chính kỳ vọng sẽ phục hồi khi nhiều NHTW phát tín hiệu giảm lãi suất vào nửa cuối năm. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố ngoại cảnh có thể tác động như mức thuế chống bán phá giá, căng thẳng chính trị làm giá cước phi mã, thẻ vàng IUU, cạnh tranh với thuỷ sản từ nhiều nước khác đòi hỏi nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước. Mặt bằng định giá của các cổ phiếu thuỷ sản đang ở mức trung bình 5 năm phản ánh kỳ vọng trung lập của thị trường với ngành này, chúng tôi khuyến nghị theo dõi những cổ phiếu đầu ngành, có lợi thế cạnh tranh vững chắc như VHC, FMC để có thể mua vào trong những nhịp điều chỉnh của thị trường.
Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu FMC
CTCK SSI (SSI)
Chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính cho Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC – sàn HOSE) dựa trên kết quả kinh doanh sơ bộ.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Cho năm 2024, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của FMC lần lượt đạt 5,8 nghìn tỷ đồng (tăng 13,9% so với năm ngoái) và 315 tỷ đồng (tăng 14,1%).
Cho năm 2025, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của FMC sẽ lần lượt đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 7,1%) và 362 tỷ đồng (tăng trưởng 15,2%).
Với mức giá hiện tại là 49.150 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu FMC đang giao dịch ở mức P/E 2024 và 2025 lần lượt là 10,2x và 8,9x. Chúng tôi hiện có giá mục tiêu 1 năm là 55.500 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 12,8%), và duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu FMC.