Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu IDC
CTCK BIDV (BSC)
Năm 2023, BSC điều chỉnh dự báo doanh thu thuần 6.881 tỷ đồng (giảm 8% so với năm trước, giảm 24% so với dự báo cũ), lợi nhuận sau thuế – cổ đông thiểu số 1.220 tỷ đồng (giảm 31% so với năm trước, giảm 45% so với dự báo cũ), tương đương EPS fwd 3.697 đồng/CP, P/E fwd = 13.1x, P/B fwd = 3.3x.
Sang năm 2024, BSC dự báo doanh thu thuần 8.619 tỷ đồng (tăng trưởng 25% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế – cổ đông thiểu số 1.773 tỷ đồng (tăng trưởng 45%), tương đương EPS fwd 5.375 đồng/CP, P/E fwd = 9.0x, P/B fwd = 2.4x. Nếu loại trừ doanh thu bất động sản ghi nhận đột biến trong năm 2024, thì doanh thu thuần của IDC tăng trưởng 17% chủ yếu đến từ doanh thu mảng KCN tăng 36% nhờ ghi nhận 95 ha đất cho thuê tại các KCN (tăng 25 ha so với năm 2023) với giá cho thuê tăng trung bình 5%.
BSC thay đổi khuyến nghị từ mua sang nắm giữ đối với cổ phiếu IDC và điều chỉnh giá mục tiêu xuống 52.200 đồng/CP (giảm 12% so với báo cáo trước, Upside 0% so với giá đóng cửa ngày 28/12/2023), do (i) giảm tốc độ ghi nhận và tăng giá vốn mảng KCN và (ii) chuyển ghi nhận lợi nhuận từ chuyển nhượng dự án cho AEON sang năm 2024.
Các giả định được điều chỉnh như sau: Giảm diện tích ghi nhận cho thuê KCN trong năm 2023 và 2024 so với dự báo cũ lần lượt -48% và -39% do diện tích ghi nhận trong 9 tháng 2023 chỉ mới đạt 36% dự phóng cũ của chúng tôi; Tăng chi phí giá vốn của các dự án KCN do chi phí GPMB và chi phí thuê đất gia tăng. Qua đó, giảm biên lợi nhuận gộp của mảng KCN từ 63% xuống 52%; Tăng định giá của mảng điện do nhà máy thủy điện Đăkmi 3 đã hoạt động đủ công suất; Cập nhật giá mục tiêu sang thời điểm cuối năm 2024.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu QTP
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Doanh thu quý III/2023 của Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP – UPCoM) đạt 2.507 tỷ đồng (giảm 20% so với cùng kỳ); lợi nhuận sau thuế chỉ ghi nhận 12 tỷ đồng (giảm 92%). Kết quả kinh doanh quý III/2023 suy giảm mạnh so với cùng kỳ do QTP thực hiện sửa chữa các tổ máy, dẫn đến sản lượng điện thương phẩm thấp kéo doanh thu suy giảm (QTP thực hiện bảo dưỡng tổ máy trong quý IV/2023). Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của QTP đạt 9.211 tỷ đồng (tăng trưởng 13%). Biên lợi nhuận gộp 9 tháng của QTP chỉ đạt 6%, thấp hơn so với cùng kỳ 2022 (12%).
El Nino có xác suất cao sẽ diễn ra trong năm 2024 trước khi chuyển sang pha trung tính. El Nino tiếp diễn đồng nghĩa với nền nhiệt cao, theo đó nhu cầu sử dụng điện cho các thiết bị làm mát tăng lên đáng kể, đặc biệt vào khoảng thời gian nắng nóng đỉnh điểm. Về nguồn cung, miền Bắc hiện tại đang gặp vấn đề khi thiếu hụt nguồn cung mới từ các nhà máy do nhiều dự án chậm triển khai. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng nhóm nhiệt điện sẽ được huy động tích cực để đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực phía Bắc.
Dự nợ của QTP giảm mạnh qua các năm nhờ việc tập trung dòng tiền để trả nợ. Theo báo cáo tài chính quý III/2023, QTP chỉ còn khoảng 716,2 tỷ đồng nợ vay. Dựa trên lịch trả nợ và tình hình thực tế, chúng tôi dự báo QTP có thể hoàn thành trả nợ trả nợ vào năm 2024-2025, góp phần đẩy mạnh dòng tiền thuần của doanh nghiệp. Với việc không còn nợ vay, chúng tôi cho rằng QTP sẽ giữ mức cổ tức hấp dẫn như hiện nay khi không có kế hoạch mở rộng lớn trong giai đoạn tới.
Dựa trên định giá FCFF và EV/EBITDA, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu QTP. Giá mục tiêu là 16.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 17% so với giá tại ngày 22/12/2023.
Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu NKG
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Doanh thu quý III/2023 của CTCP Thép Nam Kim (NKG – sàn HOSE) giảm do giá thép giảm trung bình 16% so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế ghi nhận ở mức dương trong khi cùng kỳ lỗ 419 tỉ VND do hàng tồn kho giá cao, giá bán giảm trong giai đoạn cuối năm 2022.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Chúng tôi cho rằng biên lãi gộp sẽ cải thiện trong quý IV/2023 nhờ (1) NKG gia tăng hàng tồn kho giá rẻ từ 3Q2023 và (2) giá tôn mạ có xu hướng tăng trong quý IV/2023 tại thị trường nội địa lẫn quốc tế.
Ước tính tháng 10-11/2023, sản lượng tôn mạ xuất khẩu giảm trung bình 25% so với quý trước, sau khi các nước EU đẩy mạnh nhập khẩu tôn mạ giá rẻ từ Trung Quốc và các nước Châu Á khác từ giữa năm 2023.
Chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh của NKG sẽ được duy trì nhờ động lực chính từ kênh xuất khẩu với (1) giá bán cạnh tranh và (2) các nhà sản xuất nội địa tiếp tục giữ công suất sản xuất ở mức thấp để duy trì biên lợi nhuận.
Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ với NKG, với giá mục tiêu 25.300 đồng/cổ phiếu, mức lợi nhuận kỳ vọng 3% sau khi giá cổ phiếu đã có đà tăng tốt trong quý IV/2023 nhờ phản ánh kỳ vọng về việc tăng giá thép.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FMC
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Kết thúc quý III/2023, CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC – sàn HOSE) ghi nhận 1.793 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 184 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt 10.3% mặc dù thu hẹp giảm 60bps YoY nhưng đã cải thiện mạnh mẽ 170bps quý trước. Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 89 tỷ đồng, tăng 12% YoY. Kết quả ghi nhận tích cực nhờ sản lượng hồi phục, biên lợi nhuận cải thiện đồng thời quản lý chặt chẽ các chi phí.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Trong khi thị trường xuất khẩu chính là Mỹ gặp khó do lạm phát cao, nhu cầu yếu, cạnh tranh gay gắt từ tôm giá rẻ của Ấn Độ và Ecuador, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm gặp khó. FMC đã tìm được hướng đi mới cho mình là thị trường Nhật Bản với lợi thế sản phẩm chế biến sâu đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính này. Nhờ vậy doanh số và sản lượng đã phục hồi mạnh hơn so với ngành.
Chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của FMC sẽ tiếp tục cải thiện trong thời gian tới nhờ các lý do (1) Vùng nuôi mới đi vào hoạt động tăng khả năng tự cung ứng; (2) Thị trường Nhật Bản có giá xuất khẩu tốt và (3) Giá bán dự kiến phục hồi khi nhu cầu hồi phục đồng thời nguồn cung giảm dần.
Chúng tôi dự phóng kết quả kinh doanh năm 2023 của FMC với doanh thu thuần đạt 5.191 tỷ đồng (giảm 9% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế đạt 284 tỷ đồng (giảm 11%). Chúng tôi cho rằng những khó khăn nhất đã qua đối với FMC và đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FMC với giá mục tiêu 55.500 đồng/cổ phiếu.