Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PNJ
CTCK Bảo Việt (BVSC)
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ – sàn HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2023 với lợi nhuận ròng tăng nhẹ 0,4%, đạt 253,3 tỷ đồng và doanh thu thuần đạt 6.917,5 tỷ đồng (giảm 6,1%).
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của PNJ đạt 23.377 tỷ đồng (giảm 8,6%) và 1.340 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ), hoàn thành 74,9%/ 73,8% dự báo tương ứng của BVSC cho cả năm 2023.
Dù duy trì lợi nhuận tốt từ đầu năm trong môi trường kinh doanh khó khăn, định giá hiện tại của PNJ đang ở mức hấp dẫn sau những nhịp điều chỉnh gần đây của thị trường. PNJ hiện giao dịch ở mức P/E là 11,3x (cuối 2024) và 9,8x (năm 2025) so với mức trung bình 5 năm là 18,0x và vị trí dẫn đầu thị trường.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị Outperform đối với PNJ, nhưng hạ mức giá mục tiêu theo DCF 6,9% xuống 92.524 đồng/cp (Upside: 28,5%) từ 98.902 đồng/cp trước đó, do sử dụng giả định WACC cao hơn trong môi trường lợi suất tăng.
BVSC tiếp tục ưa thích PNJ với vị thế dẫn đầu trong thị trường trang sức có thương hiệu tại Việt Nam, và thế mạnh tài chính cũng như thực thi cho phép doanh nghiệp tận dụng sự phục hồi của nhu cầu trong ngắn hạn và phát triển bền vững trong dài hạn.
>>
Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu DGW
CTCK Bảo Việt (BVSC)
CTCP Thế giới số (DGW – sàn HOSE) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2023 với doanh thu và lợi nhuận tiếp tục có sự phục hồi đáng kể so với quý trước và so với mức thấp hồi quý I/2023.
Như vậy, doanh thu thuần quý III của DGW hồi phục mạnh mẽ 17,8% so với quý trước lên 5.413 tỷ đồng (tương đương 97% so với ước tính của BVSC là 5.559 tỷ đồng), đồng thời lợi nhuận ròng cũng tăng trưởng 22,9% so với quý trước, đạt 102 tỷ đồng (giảm 43,4% so với cùng kỳ), thấp hơn so với ước tính của BVSC là 115-135 tỷ đồng. Điều này cho thấy biên lợi nhuận vẫn đang phục hồi chậm hơn so với kỳ vọng của chúng tôi.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận ròng của DGW giảm 49,8%, đạt 265 tỷ đồng với mức doanh thu 13,7 nghìn tỷ đồng (giảm 22,3% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 71,7% và 58,2% dự báo tương ứng cho cả năm 2023 của chúng tôi.
Chúng tôi hạ giá mục tiêu theo phương pháp DCF 19,5% xuống 50.500 đồng/cp (Upside: 20,1%) từ mức 62.740 đồng/cp trước đó, do: (1) dự báo lợi nhuận ròng thấp hơn; và (2) sử dụng WACC cao hơn trong môi trường lợi suất gia tăng. Theo sau những đợi giá cổ phiếu giảm mạnh gần đây (giảm 28,0% trong 1 tháng), chúng tôi duy trì khuyến nghị Outperform đối với DGW.
Chúng tôi ưa thích DGW với: (1) mô hình doanh nghiệp năng động; (2) danh mục sản phẩm vượt trội; và (3) đội ngũ lãnh đạo hàng đầu với những nỗ lực đã được chứng minh trong việc mở rộng doanh nghiệp theo chiều dọc và ngang.
>>
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DCM
CTCK Vietcombank (VCBS)
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Giá cổ phiếu của Tổng CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM – sàn HOSE) đã giảm mạnh 13% về mức chiết khấu sau khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III/2023 sụt giảm mạnh và 23% từ mức giá cao nhất trong quý III.
Tuy nhiên, như chúng tôi đã phân tích trong báo cáo kết quả quý III, lợi nhuận sụt giảm do một số lô hàng xuất khẩu giá thấp ở mức 7.772 đồng/kg (giảm 8,8% so với quý trước), thấp hơn 9,6% so với giá bán trong nước và sản lượng xuất khẩu chiếm 40% tổng sản lượng tiêu thụ. Các đơn xuất khẩu trong quý III/2023 của DCM chủ yếu ký trước tháng 7 nên sẽ không hưởng lợi từ việc giá Urê trên thế tăng mạnh từ giữa tháng 7.
Chúng tôi cho rằng, quý IV hỗ trợ phục hồi nhu cầu tiêu thụ nên kết quả sẽ khả quan hơn. Tăng trưởng lợi nhuận của công ty năm 2023 sẽ không cao so nền cao 2022, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng 2024 kết quả kinh doanh DCM sẽ có sự cải thiện so năm 2023 dựa trên các luận điểm sau:
Nguồn cung toàn cầu thắt chặt, nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2024 được dự báo tăng trưởng chậm lại so với năm 2023 do nguồn cung Ure toàn cầu thắt chặt do (1) Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure (2) Nga tiếp tục gia hạn hạn ngạch xuất và (3) Sản xuất ure ở EU dự kiến vẫn sẽ ở mức thấp. Nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2024 được dự báo tăng chậm so với năm 2023. Nhu cầu tiêu thụ nội địa kỳ vọng tăng vào quý IV/2023 và quý I/2024 khi bước vào vụ Đông Xuân.
Nhà máy urê hết khấu hao kể từ quý IV/2023 sẽ thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp từ năm 2024. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trên doanh thu sẽ giảm từ mức 7% trong năm 2023 về gần 1% trong giai đoạn 2024-2029 (chủ yếu là chi phí khấu hao nhà máy NPK). Chúng tôi ước tính chi phí khấu hao sẽ giảm 900 tỷ đồng trong năm 2024. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và mở rộng biên lợi nhuận gộp, qua đó thúc đẩy lợi nhuận kể từ năm 2024.
Tỷ lệ khí mua ngoài từ Petronas trong năm 2024 dự báo giảm so với năm 2023. Giá dầu không tăng mạnh sau xung đột giữa Israel – Hamas và xung đột Nga – Ukraine, giúp giảm bớt áp lực gia tăng chi phí giá khí đầu vào và giảm biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp. Mặc dù giá dầu trong năm 2024 được dự báo tăng 3%, nhưng khả năng El-Nino sẽ tạo đỉnh trong tháng 11/2023, sau đó đi vào pha trung tính từ nửa cuối năm 2023 sẽ giảm sản lượng huy động điện khí. Do đó, tỷ lệ khí mua ngoài từ Petronas trong năm 2024 dự báo giảm so với năm 2023 theo nguyên tắc phân bổ khí mới do nhu cầu tiêu thụ khí của hai nhà máy Điện Cà Mau 1 và 2 giảm. Giá khí đầu vào đang được DCM tạm trích dựa trên tỷ lệ mua từ quyền nhận của PVN và mua ngoài từ Petronas là 50-50. Nếu lượng khí thực tế mua từ Petronas thấp hơn 50%, DCM sẽ có thể hoàn nhập một phần chi phí khí đầu vào, qua đó hỗ trợ phục hồi lợi nhuận trong quý cuối năm 2023.
Cho năm 2023, chúng tôi đưa dự phóng dựa trên giả định giá urê cho năm 2023 ở mức 430 USD/tấn, giá dầu Brent 84 USD/thùng. Ước tính doanh thu DCM đạt 12.289 tỷ đồng (giảm 23% so với năm ngoái), lợi nhuận sau thuế đạt 1.235 tỷ đồng (giảm 71%).
Cho năm 2024F, giả định giá urê cho năm 2024 ở mức 440 USD/tấn, giá dầu Brent 86 USD/thùng, và dự phóng doanh thu năm 2024 là 12.543 tỷ đồng (tăng 2% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế đạt 2.027 tỷ đồng (tăng trưởng 64%).
Chúng tôi vẫn giữ giá mục tiêu DCM là 36.450 đồng/CP, tương đương triển vọng tăng 27,9% so với giá đóng cửa ngày 27/10/2023. Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu DCM.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW
CTCK Vietcap (VCSC)
Chúng tôi duy trì giá mục tiêu cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW – sàn HOSE) ở mức 13.600 đồng/cổ phiếu và giữ nguyên khuyến nghị mua như trong báo cáo trước đó.
Chúng tôi cho rằng POW là cơ hội đầu tư vững chắc dựa trên khả năng tiêu thụ điện ổn định của Việt Nam và chuyển đổi cơ cấu sang LNG với các nhà máy sử dụng LNG Nhơn Trạch 3 & 4 đặt mục tiêu đi vào hoạt động vào cuối năm 2024/giữa năm 2025.
POW công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo lần lượt đạt 21,5 nghìn tỷ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái) và 743 tỷ đồng (giảm 39%).
Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm do (1) lợi nhuận gộp của POW giảm 45% do chi phí vận hành và bảo trì cao hơn đối với các nhà máy điện khí (vì phải sử dụng dầu diesel (DO) trong quý 2), (2) giá thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) thấp trong tháng 8 và tháng 9 do lượng mưa lớn bất ngờ, (3) NT2 thực hiện bảo dưỡng lớn trong hầu hết tháng 9 và (4) POW không ghi nhận lợi nhuận một lần trong 9 tháng đầu năm 2023 so với 600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022.
Chúng tôi duy trì dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trong suốt giai đoạn dự báo (2023-2032). Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 của POW sẽ tăng 26%, chủ yếu được hỗ trợ bởi sự phục hồi của NT2 từ mức cơ sở thấp của năm 2023 và nhà máy Vũng Áng hoạt động hết công suất trong cả năm.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2025 sẽ tăng 119% so với năm trước, chủ yếu do sản lượng điện thương phẩm tăng 30% đạt 24,5 tỷ kWh (tương đương với mức trước Covid 19 không bao gồm đóng góp sản lượng từ Nhơn Trạch 3), lợi nhuận tăng mạnh hơn từ Cà Mau với giá khí ước tính thấp hơn 10% so với giá khí của các nhà máy điện ở khu vực Đông Nam Bộ, cũng như lợi nhuận từ Vũng Áng tăng gấp đôi, được hưởng lợi từ tình trạng thiếu điện ở miền Bắc, đồng thời chi phí bảo trì và các chi phí khác giảm.