Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PNJ
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Ở mức giá hiện tại, PNJ của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận đang giao dịch tại mức P/E hấp dẫn là 12,4x (năm 2024) và 10,8x (năm 2025) so với trung bình 5 năm là 18,0x và vị thế dẫn đầu thị trường.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị Outperform đối với PNJ, và giữ nguyên giá mục tiêu theo DCF là 92.524 đồng/cp (Upside: 17,1%).
Chúng tôi ưa thích PNJ với vị thế dẫn đầu trong thị trường trang sức có thương hiệu Việt Nam, và thế mạnh tài chính cũng như triển khai cho phép doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ hơn khi nhu cầu tăng trưởng trở lại và phát triển bền vững trong dài hạn.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM
CTCK Vietcombank (VCBS)
Theo báo cáo tài chính quý III/2023, doanh thu thuần của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM – sàn HOSE) đạt 15.636 tỷ đồng (giảm 2,5% so với cùng kỳ), dưới tác động chung của toàn ngành sữa, trong đó, mảng doanh từ thị trường nội địa đạt 13.253 tỷ đồng (giảm 4%). Tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu có sự hồi phục tích cực đạt 1.246 tỷ đồng (tăng trưởng 5%), nhờ đóng góp từ thị trường Đông Nam Á, đặc biệt sau khi giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường Trung Quốc.
Nhìn chung, dù doanh thu chưa khởi sắc nhưng nhờ giá sữa bột đầu vào giảm khoảng 30% so với trung bình năm 2022, dẫn đến biên lợi nhuận gộp đạt gần 42%, cao nhất kể từ quý IV/2021, lợi nhuận sau thuế đạt 2.533 tỷ đồng (tăng trưởng 9,1%).
Triển vọng: Giá sữa bột đầu vào giảm mạnh và duy trì ở mức thấp là động lực chủ yếu giúp VNM có thể tăng trưởng được lợi nhuận trong thời gian tới. Đồng thời, xu hướng dịch chuyển tiêu dùng sang các mặt hàng giá phân khúc trung cấp tạo điều kiện cho VNM tăng được 2% thị phần trong thời gian qua. Do đó, chúng tôi dự báo kết quả kinh doanh cả năm 2023 của VNM sẽ có thể đạt 8.844 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 3,8% so với năm trước), tương đương EPS đạt 4.231 đồng/cổ phiếu.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Rủi ro: Hoạt động kinh doanh của VNM vẫn tồn tại rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá nguyên vật liệu do cơ cấu xuất nhập khẩu chiếm phần lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc giá nguyên liệu biến động bất lợi so với dự báo có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận ở cuối năm 2023 nếu tồn kho nguyên liệu giá rẻ không đáp ứng đủ sản xuất.
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với giá mục tiêu là 82.436 đồng/cp (upside 19%) cho VNM trong đầu tư trung hạn.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VRE
CTCK Vietcap (VCSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống còn 31.900 đồng/cổ phiếu cho CTCP Vincom Retail (VRE).
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Chúng tôi cho rằng VRE vẫn duy trì được vị thế tốt để nắm bắt đà phát triển của ngành bán lẻ hiện đại tại Việt Nam với lợi thế cạnh tranh nhờ vị trí đắc địa, quy mô toàn quốc và khả năng tiếp cận quỹ đất.
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu chủ yếu do chúng tôi áp dụng chiết khấu 20% cho ước tính định giá giá trị tài sản ròng (RNAV) trong Báo cáo cập nhật này để phản ánh rõ hơn tâm lý thị trường chứng khoán đối với VRE khi chúng tôi nhận thấy giá cổ phiếu của VRE (mặc dù có nền tảng kinh doanh tốt) ngày càng tương quan với giá cổ phiếu của VIC/VinFast.