Ưa thích cổ phiếu BSR do triển vọng kinh doanh và kế hoạch niêm yết sàn HOSE
CTCK Vietcombank (VCBS)
Mặc dù giá cổ phiếu hiện tại đang tiệm cận với giá mục tiêu và triển vọng của ngành lọc dầu đang gặp thách thức khi thị trường dầu mỏ suy yếu và crack spread suy giảm. Tuy nhiên chúng tôi vẫn ưa thích cổ phiếu của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR – UPCoM) do (1) kết quả kinh doanh 2025 kỳ vọng sẽ phục hồi từ mức nền thấp 2024 sau khi doanh nghiệp hoàn thành bảo dưỡng và (2) Việc niêm yết trên HOSE kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho BSR trong việc huy động vốn để gia tăng quy mô doanh nghiệp và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Chúng tôi sẽ cập nhật báo cáo chi tiết khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III.
BSR đã công bố Báo cáo tài chính bán niên được soát xét. Kết luận của kiểm toán viên tại báo cáo này nêu rõ: ngày 27 tháng 5 năm 2024, Tòa án đã ban hành Quyết định số 01/2024/QĐ-MTTPS mở thủ tục phá sản đối với BSR-BF nên đã chấm dứt quyền kiểm soát của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn tại BSR-BF và theo đó, báo cáo tài chính của BSR-BF được chấm dứt hợp nhất vào báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của Công ty từ ngày này. Điều này đồng nghĩa với việc BSR giải quyết được tiêu chí: các khoản nợ quá hạn và đủ điều kiện niêm yết trên HOSE.
Khoản nợ quá hạn của BSR-BF là vướng mắc cuối cùng trong lộ trình niêm yết cổ phiếu BSR. Ngày 21/08/2024, BSR đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết 3,1 tỷ cổ phiếu BSR lên HSX. Chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp sẽ được chấp thuận niêm yết sàn Hose vào cuối năm 2024.
Quý III/2024 ghi nhận sự suy yếu của thị trường dầu mỏ thế giới khi giá dầu chạm mốc thấp nhất trong gần 3 năm. Điều này đã làm cho các nhà máy lọc dầu trên thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Biên lợi nhuận lọc dầu trên khắp châu Á giảm mạnh và chạm mức thấp nhất trong 4 năm kể từ năm 2020, sau khi nhu cầu nhiên liệu đạt đỉnh vào mùa hè. BSR cũng đang chịu tác động bởi giá dầu biến động.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Theo đánh giá của WM, cracpsread năm 2024 sẽ thấp hơn cùng kỳ chủ yếu do triển vọng kém tích cực của giá dầu nửa cuối năm do nhu cầu giảm và nguồn cung tăng từ các nước không thuộc OPEC, khi số liệu nhu cầu của Trung Quốc vẫn kém khả quan. OPEC+ cũng hạ dự báo nhu cầu trong năm nay và năm 2025. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mới đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm 2024 xuống còn 970.000 thùng/ngày và năm 2025 là 950.000 thùng/ngày.
Do đó chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh nửa cuối năm sẽ chưa tích cực dù doanh nghiệp đạt mức sản lượng cao hơn khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động với hiệu suất cao,114% CSTK.
Cổ phiếu REE vẫn tích cực nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi và dự án điện gió mới
CTCK Vietcombank (VCBS)
Kể từ “Báo cáo ngành điện nửa cuối năm 2024 tháng 5/2024” mà chúng tôi công bố, giá cổ phiếu của CTCP Cơ điện lạnh (REE – sàn HOSE) đã tăng hơn 15%. Mặc dù giá cổ phiếu gần sát với giá mục tiêu, VCBS nhận thấy diễn biến tích cực từ nhóm thủy điện nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi và dự án điện gió mới của REE. Chúng tôi sẽ cập nhật cung cấp báo cáo chi tiết khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh.
Theo thông tin của EVN, sản lượng điện toàn hệ thống trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 232,6 tỷ kWh (tăng 11% so với cùng kỳ), trong đó sản lượng điện thủy điện đóng góp 66,6 tỷ kWh (tăng 15%) chiếm 28%. Đáng chú ý, sản lượng thủy điện trong quý III/2024 đạt 37,97 tỷ kWh tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm 2023. Sự tăng trưởng mạnh này đến từ: (1) Hiện tượng El Nino qua đi, sản lượng nước về các hồ chứa dồi dào với lượng mưa tăng mạnh; (2) Các nhà máy thủy điện được ưu tiên huy động khi thời tiết thuận lợi sau giai đoạn phải tích nước chủ động chuẩn bị cho cao điểm nắng nóng.
Đối với REE, doanh nghiệp có công suất điện khoảng 1051 MW, trong đó 53% được đóng góp từ thủy điện. Chúng tôi cho rằng sản lượng điện của REE trong quý III/2024 sẽ có sự cải thiện đáng kể so với đầu năm.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Trong quý II/2024, REE đã mua lại 70% dự án điện gió Duyên Hải, REE cho biết sẽ bắt đầu xây dựng từ quý II/2025 và kỳ vọng vận hành thương mại từ quý I/2026.
Dựa trên khung pháp lý hiện hành, chúng tôi cho rằng REE và công ty mua bán điện của EVN sẽ đàm phán theo thông tư 19/2023/TT-BCT được ban hành ngày 1/11/2023. VCBS đánh giá rằng giá bán điện của các dự án điện gió trong thời gian tới có khả năng cao sẽ không cao hơn so với giá bán điện của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp do LCOE có xu hướng giảm trong dài hạn. Chúng tôi cho rằng các chủ đầu tư có thể đạt được IRR của dự án khoảng 10% nếu tận dụng tối ưu được các phương án thu xếp vốn, đầu tư và triển khai, vận hành nhà máy.
Nhìn chung, việc triển khai điện gió Duyên Hải sẽ giúp REE tăng trưởng công suất, sản lượng nhưng không quá đột biến. Tuy nhiên, việc triển khai được một dự án điện gió mới sẽ là một bước đi đột phá để REE có thể tiếp tục thực hiện các dự án tiếp theo. Tại AGM 2024, REE chia sẻ đang có kế hoạch dự kiến triển khai thêm các dự án điện gió tại Trà Vinh – vùng có lưu lượng gió tương đối ổn định.
Nhà máy ở Hưng Yên có thể thúc đẩy doanh thu và giảm chi phí vận chuyển cho VNM
CTCK SSI (SSI)
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý II/2024 có diễn biến tích cực, các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm đến yếu tố hỗ trợ tăng trưởng CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM – sàn HOSE) trong thời gian tới, từ cả thị trường nội địa cũng như triển vọng xuất khẩu.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Trong khi thị phần nội địa tổng thể tiếp tục tăng nhẹ, tốc độ tăng trưởng chậm lại do thị trường đã đạt điểm bão hòa, và cạnh tranh nội địa đối với sữa nước vẫn ở mức cao. Đối với xuất khẩu, VNM đang thâm nhập vào những thị trường mới (mặc dù nhỏ) như thị trường châu Phi, do nền tảng dân số cao hơn và môi trường cạnh tranh thấp hơn.
VNM dự kiến sẽ xây dựng một nhà máy tại Hưng Yên vào cuối năm 2024, và đi vào hoạt động vào năm 2026. Nhà máy này sẽ góp 10% công suất cho VNM. Hiện nay, VNM không có nhà máy nào ở khu vực miền Bắc, do đó chúng tôi kỳ vọng nhà máy tại tỉnh Hưng Yên sẽ thúc đẩy doanh thu trong khu vực này, cũng như giảm chi phí vận chuyển cho VNM trong thời gian tới.