window.addEventListener(‘load’, function(){
if(typeof Web_AdsArticleAfterAvatar != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleAfterAvatar, ‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’).style.display = “none”;}
});
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được dự báo sẽ hạ lãi suất trong tuần tới. Nếu vậy, đây là lần đầu tiên hạ lãi suất sau hơn 4 năm ngân hàng trung ương Mỹ duy trì lãi suất ở mức cao nhất trong 23 năm là 5,25% – 5,5% kể từ tháng 7 năm ngoái.
Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Hội nghị Jackson Hole diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua đã củng cố việc Fed sẽ đưa ra quyết định hạ lãi suất trong kỳ họp tiếp theo vào ngày 18/9.
Câu hỏi được đặt lên bàn cân ở thời điểm hiện tại sẽ là mức giảm 50 điểm cơ bản hay đơn thuần chỉ là một đợt cắt lãi suất mang tính thỏa hiệp với 25 điểm cơ bản. Các thành viên thị trường đang nghiêng nhiều hơn về kịch bản thứ hai, bởi có phần phù hợp hơn với dự phóng của Fed về bối cảnh lạm phát hiện tại.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) tiếp tục giữ quan điểm cho rằng, việc hạ lãi suất từ 25 điểm đến 50 điểm cơ bản trong các kỳ họp còn lại của năm 2024 khó có thể xoay đổi cục diện hiện tại do chịu ảnh hưởng bởi độ trễ trong chính sách tiền tệ.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Bên cạnh đó, số liệu thống kê cho thấy, thị trường chứng khoán tại Mỹ thường không phản ứng quá tích cực đối với lần cắt lãi suất đầu tiên của Fed. Thay vào đó, nguyên nhân dẫn đến cắt lãi suất hay lộ trình cắt lãi suất sẽ mang đến những thay đổi cốt lõi quan trọng hơn; đặc biệt khi thời kỳ lãi suất cận 0 dường như đã chấm dứt tại Mỹ với dự phóng lãi suất của Fed đối với năm 2025 sẽ chỉ có thêm 4 đợt giảm lãi suất với mỗi lần giảm 0,25% và tương tự với năm 2026.
Theo kết quả thống kê kể từ giai đoạn 1980 đến nay, chỉ số S&P 500 tăng trưởng bình quân gần 6,74% sau 200 ngày kể từ lần cắt lãi suất đầu tiên của Fed. Tuy nhiên, nếu ta loại bỏ giai đoạn 1979 đến 1982 khi Hoa Kỳ chuyển mình từ nền kinh tế chú trọng sản xuất sang dịch vụ và đồng thời ghi nhận suy thoái kép trong 3 năm đầu giai đoạn 1980 thì bình quân chỉ số S&P 500 gần như không thay đổi quá nhiều (tăng trưởng bình quân 0,27% sau 200 ngày) kể từ lần cắt lãi suất đầu tiên.
“Trên thực tế, chúng tôi cho rằng bối cảnh kinh tế hiện tại khó có thể đảm bảo rằng Fed sẽ đạt được viễn cảnh hạ cánh mềm khi các hoạt động kinh tế vẫn chưa có sự khởi sắc đáng kể, nhất là khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và các hoạt động sản xuất tiếp tục bị thu hẹp trong khi hoạt động chi tiêu tiêu dùng thể hiện qua doanh số bán lẻ gặp sức ép bởi gia tăng tỷ lệ chậm trả thẻ tín dụng (hiện đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2012 theo thống kê của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ chi nhánh Philadelphia)”, Mirae Asset cho biết.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Đáng chú ý, thị trường chứng khoán phản ánh bức tranh trái chiều với nền kinh tế, khi hàng loạt chỉ số chính tăng lên mức đỉnh mới trong lịch sử. Động lực tăng trưởng của các chỉ số phụ thuộc đáng kể vào nhóm cổ phiếu Công nghệ xoay quanh làn sóng đầu tư vào Trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo đó, hiện tại, đã có các câu hỏi đặt ra về khả năng sinh lời khi đã đầu tư số vốn khổng lồ vào công nghệ này. Điều này cũng khiến thị trường dần có sự điều chỉnh kỳ vọng đối với các cổ phiếu công nghệ tiêu biểu như NVIDA. Cổ phiếu của công ty này giảm sốc hơn 9,5% trong ngày 3/9 dù trước đó Công ty tiếp tục báo cáo tăng trưởng doanh thu gấp 2 lần cùng kỳ, hay lợi nhuận ròng tăng gấp 6 lần cùng kỳ trong quý II/2024. Đà giảm của cổ phiếu NVIDIA nhanh chóng khiến toàn bộ các chỉ số chính giảm sâu chỉ trong những ngày đầu tiên của tháng 9.
“Nhìn vào trung hạn, chúng tôi cho rằng áp lực điều chỉnh đến từ cổ phiếu NVIDIA và dần lan tỏa đến các cổ phiếu công nghệ sẽ là áp lực khó tránh khỏi. Vì thế, chúng tôi cho rằng, thị trường đang duy trì mức kỳ vọng quá cao với cổ phiếu NVIDIA sẽ là một rủi ro cần phải theo dõi khi năm 2025 sẽ là năm đầu tiên ghi nhận mức tăng trưởng thực tế trên mức nền đã cao của năm 2024”, Mirae Asset cho biết.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Ở một góc nhìn toàn cảnh, thận trọng sẽ là yếu tố tiên quyết trong các tháng còn lại của năm 2024 khi các động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu như Trung Quốc vẫn đang chật vật trong việc khôi phục niềm tin của người tiêu dùng trong giai đoạn chuyển giao khỏi nền kinh tế phụ thuộc vào bất động sản cũng như việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được cho là đã và đang có đủ các điều kiện để tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới sẽ là một yếu tố rủi ro cần theo dõi đối với các hoạt động Carry Trade.