Dữ liệu mới cho thấy PMI Sản xuất ISM tháng 7 của Mỹ chỉ đạt 46,8 điểm, thấp hơn nhiều so với dự kiến là 48,8 điểm. Đây là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2023. Điều này dường như đã làm dấy lên nhiều lo ngại về kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty.
Dữ liệu trên cũng đã kéo lùi ngành công nghiệp với chỉ số chung giảm gần 2%, với những cái tên lớn như Caterpillar mất hơn 4,2% và Boeing giảm 6,5% tác động xấu nhất đến Dow Jones.
“Thị trường tổng thể đang bị ảnh hưởng bởi báo cáo sản xuất ISM yếu, cho thấy rằng nền kinh tế Mỹ có thể đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn dự kiến”, Robert Pavlik, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Dakota Wealth cho biết.
Trong khi đó, chỉ số các công ty vốn hoá nhỏ Russell 2000 cũng đã bị bán tháo và giảm hơn 3%, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 13/2, do áp lực chốt lời mạnh lên sau đợt dịch chuyển dòng tiền gần đây sang nhóm này từ các cổ phiếu megacap.
Mặt khác, hầu hết các cổ phiếu megacap cũng đều giảm, với Apple và Amazon.com đều mất hơn 1,5% trước khi cả hai công bố kết quả kinh doanh, trong khi Tesla để mất tới gần 7%.
Cổ phiếu chip Nvidia mất hơn 6,5% và AMD giảm 8,3%, trong ngày mà các cổ phiếu cùng ngành bị bán tháo, sau khi Arm Holdings và Qualcomm dự báo doanh thu sẽ sụt giảm do tác động của các hạn chế thương mại, khiến hai cổ phiếu giảm lần lượt 15,7% và 9,4%.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Kết thúc phiên 1/8: Chỉ số Dow Jones giảm 494,82 điểm (-1,21%), xuống 40.347,97 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 75,62 điểm (-1,37%), xuống 5.446,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 405,26 điểm (-2,30%), xuống 17.194,14 điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm, với các cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu đợt bán tháo sau khi Societe Generale cắt giảm dự báo lợi nhuận lĩnh vực bán lẻ và Ngân hàng Trung ương Anh hạ lãi suất.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 1,23% xuống 511,83 điểm.
Cổ phiếu lĩnh vực ngân hàng giảm 4,5%, mức giảm lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 3/2023 – thời điểm ngành này bị rung chuyển bởi sự sụp đổ của Credit Suisse và lo ngại về sự ổn định của các ngân hàng địa phương Mỹ.
Phiên hôm nay, cổ phiếu ảnh hưởng mạnh nhất là Societe Generale, giảm gần 9% sau khi ngân hàng này cắt giảm thu nhập lãi ròng bán lẻ tại Pháp.
Các chỉ số có tỷ trọng lớn cổ phiếu ngân hàng như của Ý giảm 2,7%, trong khi của Tây Ban Nha giảm 1,9%.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Trong khi đó, chính sách tiền tệ được chú ý khi Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm lãi suất từ mức cao nhất trong 16 năm sau một cuộc bỏ phiếu có phần chia rẽ của các nhà hoạch định chính sách.
Chỉ số FTSE 100 bluechip của Anh chịu ảnh hưởng giảm hơn 1%, với cổ phiếu ngân hàng HSB giảm 6,5% gây tác động mạnh nhất.
Chỉ số chuẩn của Đức giảm 2,3%, với BMW giảm 3,1% sau khi nhà sản xuất ô tô báo cáo tỷ suất lợi nhuận thấp hơn dự kiến trong quý II.
Về mặt dữ liệu kinh tế, hoạt động sản xuất của khu vực Euro Zone vẫn ở trong vùng sự thu hẹp trong tháng 7 với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ở mức 45,8 điểm.
Trong số các động thái cổ phiếu đáng chú ý khác, Rolls-Royce tăng 7% sau khi nhà sản xuất động cơ hàng không của Anh cho biết sẽ trả cổ tức lần đầu tiên kể từ sau đại dịch Covid và nâng dự báo lợi nhuận năm 2024.
Kết thúc phiên 1/8: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 84,62 điểm (-1,01%), xuống 8.283,36 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 425,60 điểm (-2,30%), xuống 18.083,05 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 161,04 điểm (-2,14%), xuống 7.370,45 điểm.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Giá dầu giảm do nguồn cung toàn cầu dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông sau cái chết của lãnh đạo chính trị của Hamas ở Iran.
Kết thúc phiên 1/8, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 1,6 USD (-2,1%), xuống 76,31 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,32 USD (-1,6%), xuống 79,52 USD/thùng.