Một cửa hàng thời trang thể thao Li Ning tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP
window.addEventListener(‘load’, function(){
if(typeof Web_AdsArticleAfterAvatar != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleAfterAvatar, ‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’).style.display = “none”;}
});
Ông Li Ning đang cân nhắc chỉ đạo một tập đoàn mua lại hãng thời trang Li Ning của mình. Công ty Li Ning hiện có vốn hóa thị trường đạt 52,85 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương 6,8 tỷ USD).
Ông Li Ning, 61 tuổi, đã thành lập công ty thời trang Li Ning vài năm sau khi từ giã sự nghiệp thể dục dụng cụ vang dội vào năm 1988. Cùng với gia đình, ông sở hữu hơn 10% cổ phần của công ty Li Ning, theo báo cáo sơ bộ năm 2023 của hãng thời trang.
Hai nguồn tin chia sẻ với Reuters rằng, một số công ty cổ phần tư nhân toàn cầu và khu vực, bao gồm TPG, PAG và Hillhouse Investment, đã xem xét khả năng tham gia thương vụ Li Ning.
Nguồn tin giấu tên cho biết các cuộc thảo luận để chuyển hãng thời trang Li Ning từ công ty đại chúng thành công ty nội bộ mới đang ở giai đoạn đầu và thông tin chi tiết vẫn chưa được hoàn thiện. Hãng thời trang này đã chào sàn chứng khoán Hồng Kông vào năm 2004.
Sau thông tin chuyển thành nội bộ, cổ phiếu Li Ning đã tăng tới 20% lên 24,55 đô la Hong Kong trong ngày giao dịch 12/3, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Li Ning có trụ sở tại Bắc Kinh. Hãng thời trang này cho biết họ đến nay “chưa nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến vấn đề trên”. Trong khi đó, các nhà đầu tư tiềm năng như TPG, PAG và Hillhouse đã từ chối bình luận.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Năm ngoái, cả thị trường chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đều đã sụt giảm trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc suy yếu, thiếu các chính sách kích thích mạnh mẽ và căng thẳng địa chính trị.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lao dốc 14% trong năm 2023, còn chỉ số CSI 300 của Trung Quốc để tuột mất 11%.
Ông Li Ning nhận thấy cổ phiếu công ty của mình bị định giá thấp ở thị trường Hồng Kông nên đặt mục tiêu đưa giá cổ phiếu cao hơn mức hiện tại trong một thương vụ mua lại tiềm năng, hai nguồn tin nói với Reuters.
Một trong số họ tiết lộ thêm rằng ông Li Ning chưa có kế hoạch đưa hãng thời trang về niêm yết lại ở thị trường Trung Quốc đại lục.
Dữ liệu của tập đoàn chứng khoán London (LSEG) đánh giá cổ phiếu Li Ning là mã blue-chip hoạt động kém nhất trên thị trường chứng khoán Hong Kong trong năm qua. Mã cổ phiếu này bốc hơi gần 70% tính đến ngày 11/3. Trong khi đó, cổ phiếu của đối thủ lớn Anta Sports giảm 25%.
Li Ning được coi là “hoàng tử thể dục dụng cụ” của Trung Quốc sau khi giành 6 trong 7 huy chương vàng tại World Cup thể dục dụng cụ năm 1982, và tiếp tục giành được 6 huy chương tại Thế vận hội Olympic Los Angeles năm 1984.
Tháng 12 năm ngoái, hãng thời trang Li Ning cho biết họ sẽ mua một bất động sản thương mại và bán lẻ từ tập đoàn Henderson Land với giá 2,21 tỷ đô la Hong Kong để làm trụ sở chính ở Hồng Kông. Sau thông tin này, cổ phiếu Li Ning đã rớt thảm xuống mức thấp nhất trong ba năm rưỡi.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Theo các nhà phân tích của Citigroup, vào thời điểm đó, Li Ning cũng cho biết ông có kế hoạch bỏ ra 3 tỷ đô la Hồng Kông để mua lại cổ phiếu của hãng thời trang này từ thị trường mở trong vòng 6 tháng tới. Đây là động thái đầu tiên của ông trong lịch sử hoạt động của hãng thời trang.
Dữ liệu của Dealogic cho thấy, các công ty niêm yết ở Hong Kong đã tham gia vào các giao dịch chuyển từ công ty đại chúng thành công ty nội bộ với giá trị giao dịch tới 4 tỷ USD, tính từ đầu năm 2024 đến nay, cao hơn 3 lần so với con số 1,2 tỷ USD của cả năm ngoái. Người tham gia thương vụ thường viện dẫn cổ phiếu bị định giá thấp là lý do để tiến hành các giao dịch chuyển thành nội bộ.
Các nguồn tin riêng của Reuters cho hay, một số công ty niêm yết ở Hồng Kông, bao gồm công ty chăm sóc da L’Occitane của Pháp và nhà sản xuất hành lý Samsonite của Mỹ, gần đây cũng đã làm việc với các cố vấn và nhà đầu tư để đưa hai công ty này về trạng thái nội bộ, sở hữu riêng.
Samsonite đã từ chối bình luận liên quan đến thông tin trên trong khi L’Occitane đã không trả lời đề nghị bình luận.
Tuy nhiên, các ngân hàng cảnh báo các giao dịch chuyển công ty đại chúng thành công ty nội bộ (take-private deals) sẽ vẫn là thách thức đối với các nhà quản lý hoặc nhà đầu tư cổ phiếu, bởi nguồn lực tài chính rất đắt đỏ trong môi trường lãi suất cao hiện nay và khó đạt được mức định giá hợp lý nếu không có thị trường ổn định.
Ông Samson Lo, đồng giám đốc M&A châu Á – Thái Bình Dương tại tập đoàn UBS đánh giá: “Chắc chắn có nhiều yêu cầu hơn (về các giao dịch chuyển công ty thành nội bộ) kể từ cuối năm ngoái”.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
“Khoảng cách định giá đang thu hẹp nhưng vẫn còn một khoảng cách”, ông Lo cho biết, đồng thời lưu ý rằng: “Tài chính vẫn là một thách thức lớn đối với bất kỳ thương vụ lớn nào”.
Ngược với “go public” (đưa công ty ra đại chúng, niêm yết trên sàn chứng khoán), “go private” là hoạt động chuyển công ty đại chúng thành công ty cổ phần nội bộ. “Go private” được thực hiện theo cách mà một số nhà đầu tư cùng đứng ra gom cổ phiếu đang lưu hành ngoài công chúng của công ty đó và đưa công ty về trạng thái nội bộ.