Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào các ông lớn ngành công nghệ như Microsoft, Google và Meta Platforms (Facebook) trong tuần này, khi các công ty công bố báo cáo tài chính quý II.
Chỉ số Nasdaq Composite, vốn nặng về cổ phiếu công nghệ đã tăng hơn 34% từ đầu năm đến nay, khi các công ty tăng trưởng megacap nhạy cảm với lãi suất khởi sắc, nhờ sự lạc quan về việc kết thúc chu kỳ thắt chặt của Fed và những kỳ vọng xung quanh lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Tính đến thứ Sáu, thu nhập quý II trong các công ty thuộc S&P 500 dự kiến sẽ giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Refinitiv.
Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% tại cuộc họp hoạch định chính sách vào thứ Tư. Đa số các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán đây sẽ là đợt tăng lãi suất cuối cùng trong chu kỳ thắt chặt, sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát trong tháng này có dấu hiệu giảm.
Phiên này, giới đầu tư dường như ít phản ứng với thông tin một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động kinh doanh tháng 7 của Mỹ đã chậm lại xuống mức thấp nhất trong 5 tháng, bị kéo xuống do tăng trưởng khu vực dịch vụ giảm tốc.
Ngoài mùa báo cáo kết quả kinh doanh, giới đầu tư cũng sẽ theo dõi dữ liệu chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), một thước đo lạm phát ưa thích của Fed, dự kiến công bố vào cuối tuần.
Kết thúc phiên 24/7: Chỉ số Dow Jones tăng 183,55 điểm (+0,52%), lên 35.411,24 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 18,30 điểm (+0,40%), lên 4.554,64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 26,06 điểm (+0,19%), lên 14.058,87 điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ, khi đà tăng của các công ty năng lượng và cổ phiếu viễn thông đã bù đắp cho lo ngại suy thoái ngày càng tồi tệ ở khu vực đồng euro và chứng khoán Tây Ban Nha thua lỗ sau cuộc tổng tuyển cử của nước này không mang lại người chiến thắng rõ ràng.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,09% lên 465,82 điểm. Trong đó, chỉ số IBEX chuẩn của Tây Ban Nha đã giảm 0,3%, sau khi chạm mức thấp nhất gần một tuần trước đó, sau kết quả từ cuộc bỏ phiếu hôm Chủ nhật đã không thể đủ giúp khối cánh tả và cánh hữu một con đường dễ dàng để thành lập chính phủ, chỉ ra bế tắc chính trị và làm tăng sự lo lắng của các nhà đầu tư.
if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;}
Cổ phiếu của các công ty tiện ích niêm yết tại Madrid, vốn đã định giá trong một chiến thắng cho các đảng cánh hữu, đã giảm, với Endesa và Iberdrola giảm lần lượt 2,7% và 0,5%.
Một cuộc khảo sát cho thấy sự suy thoái trong hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro đã sâu sắc hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 7, khi nhu cầu trong ngành dịch vụ và sản lượng nhà máy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ khi COVID xuất hiện.
Giới hạn giảm đà giảm của thị trường là nhóm cổ phiếu cổ phiếu năng lượng tăng 1,5% khi giá dầu thô tăng, do nguồn cung thắt chặt và hy vọng về các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Bên cạnh đó là lĩnh vực viễn thông, với Tập đoàn Vodafone tăng 4,1% sau khi báo cáo kinh doanh khả quan.
Kết thúc phiên 24/7: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 14,86 điểm (+0,19%), lên 7.678,59 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 13,73 điểm (+0,08%), lên 16.190,95 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 5,46 điểm (-0,07%), xuống 7.427,31 điểm.
Giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất gần 3 tháng do lo ngại nguồn cung thắt chặt, nhu cầu xăng của Mỹ tăng, và kỳ vọng về các biện pháp kích cầu của Trung Quốc.
Kết thúc phiên 24/7, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 1,67 USD/thùng (+2,1%), lên 78,74 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,67 USD/thùng (+2,1%), lên 82,74 USD/thùng.