Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu NLG
CTCK DSC
DSC ước tính năm 2024, doanh thu CTCP Tập đoàn Nam Long (NLG – sàn HOSE) đạt 5.620 tỷ (tăng trưởng 77%), lợi nhuận sau thuế đạt 1.012 tỷ đồng (tăng trưởng 26%) (đã bao gồm khoảng 200 tỷ lợi nhuận từ chuyển nhượng 25% dự án Paragon cho đối tác NNR).
DSC sử dụng 2 phương pháp định giá RNAV và P/B với tỷ trọng tương đương, cùng kì vọng doanh nghiệp sẽ bắt đầu chu trình mở bán lần lượt các sản phẩm Ehome SouthGate, Ehome Cần Thơ; Phân khu Pearl/ Waterpoint… bắt đầu từ nửa cuối năm 2024, trong bối cảnh thị trường bất động sản hồi phục giúp nhóm dự án thấp tầng dần có sức hấp thụ khá hơn.
Mức giá mục tiêu DSC ước tính cho cổ phiếu là 46.400 đồng/CP. DSC khuyến nghị, nhà đầu tư có thể giải ngân cổ phiếu ở vùng giá khoảng 40.000 đồng/CP.
Luận điểm đầu tư: Thứ nhất, các sản phẩm cao tầng bắt đầu cho “quả ngọt”. Tiêu biểu có thể kể đến Akari giai đoạn 2 đã mở bán từ năm 2022, dự kiến sẽ bàn giao và ghi nhận doanh thu vào năm 2024 sau khi cất nóc vào cuối tháng 11/2023. Các dự án vừa túi tiền như EhomeS Cần Thơ, Ehome SouthGate dự kiến cũng sẽ mở bán và mang lại dòng tiền tốt cho doanh nghiệp trong năm 2024 (tòa A2 thuộc giai đoạn 2 dự án đã được ký hợp đồng bán sỉ cho đối tác vào cuối năm 2023).
Thứ hai, đón đầu con sóng hồi phục với quỹ đất tiềm năng. DSC đánh giá thị trường bất động sản đang dần chuyển mình một cách chậm rãi để bước vào pha phục hồi bắt đầu từ quý II/2024.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
So với các doanh nghiệp trong ngành cùng quy mô, NLG có nhiều lợi thế để đón cơn sóng hồi phục này với (1) Quỹ đất lớn, đầy đủ pháp lý với quỹ hàng sẳn sàng để tiến hành mở bán; (2) Chiến lược phát triển dự án linh hoạt, đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường theo từng thời kì; (3) Mối quan hệ hợp tác với các đối tác Nhật Bản giúp đảm bảo tính ổn định trong cơ cấu vốn và hoạt động phát triển dự án.
Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu LCG
CTCK MASVN
Doanh thu quý I/2024, Công ty cổ phần LIZEN (LCG – sàn HOSE) ước đạt 311 tỷ đồng (tăng 28,3% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ đồng (tăng trưởng 40,8%): 1) Biên lợi nhuận gộp tăng từ 14,4% lên mức 15,8%; 2) Doanh thu tài chính tăng nhẹ chủ yếu đến từ mức tăng của khoản mục lãi tiền gửi với mức tăng 5,9%; 3) Chi phí tài chính tăng mạnh hơn 21,5%; 4) Doanh thu các hợp đồng xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu có mức tăng 37% đạt 304 tỷ đồng.
Ngoài giá trị hợp đồng chưa thực hiện (backlog) hơn 6.000 tỷ nằm ở các dự án Vũng Áng – Bùng, Nha Trang – Vân Phong, Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu… mà chúng tôi đã liệt kê trong báo cáo trước, thì Liên doanh của LCG tiếp tục trúng gói thầu Cao Tốc Hữu Nghị-Chi Lăng, với tổng chiều dài đạt hơn 59,8 km với tổng mức đầu tư đạt hơn 11.024 tỷ đồng trong đó gần 50% là vốn ngân sách nhà nước trong tháng 4/2024.
Ngoài ra, LCG cũng lên kế hoạch mua lại 45% vốn điều lệ Công ty CP Đầu tư Năng lượng tái tạo LCE Gia Lai với tổng giá trị 75 tỷ đồng và đồng thời sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác để bán lại 100% vốn của công ty này.
Theo chia sẻ từ Chủ tịch HĐQT, các dự án Vân Phong-Nha Trang, Vũng Áng – Bùng, Vành Đai 4… sẽ là các dự án chính đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2024.
Với danh sách backlog lớn và tiềm lực tài chính vững chắc chúng tôi đưa ra dự phóng về doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2024 của LCG lần lượt ước đạt 2.827 tỷ đồng (tăng trưởng 40,8%) và 201 tỷ đồng (tăng trưởng 97,9%): 1) Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 14,2% lên mức 15,4%; 2) Chi phí tài chính tăng mạnh hơn 32%, trong đó chi phí lãi vay tăng 35%, ở mức 68 tỷ đồng; 3) Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 16% ghi nhận hơn 125 tỷ đồng.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
EPS dự phóng ước đạt 989 đồng /cổ phiếu, P/E dự phóng đạt 11,4x thấp hơn mức trung bình 5 năm của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi đánh giá khả quan với LCG: 1) Xu hướng phát triển đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh; 2) LCG có lượng Backlog lớn giúp duy trì tốt doanh thu cho những năm tiếp theo.
Khuyến nghị tích lũy dành cho cổ phiếu DHC
CTCK MASVN
Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (DHC) có vị thế vị thế là nhà sản xuất giấy công nghiệp lớn thứ 4 cả nước với khoảng 5,3% thị phần, được đánh giá là doanh nghiệp sản xuất có mức chi phí cạnh tranh hàng đầu trên thị trường. DHC hiện có 2 nhà máy chính là Giao Long 1 (GL1) và Giao Long 2 (GL2) sản xuất Sản phẩm chính là sản xuất giấy công nghiệp có tổng công suất là 320.000 tấn/ năm, gồm 2 dòng: Testliner và Medium, đóng góp khoảng 90% tổng doanh thu của công ty. Ngoài ra DHC còn có 2 nhà máy chuyên sản xuất bao bì carton đóng góp khoảng 10% doanh thu còn lại.
Duy trì hoạt động ổn định trong năm 2023 đầy thách thức. Bắt đầu từ tháng 10/2022 ngành giấy công nghiệp Việt Nam đã đối mặt với 2 khó khăn lớn: (1)Tình trạng suy giảm đơn hàng xuất khẩu; (2) Nhu cầu tiêu thụ giấy của Trung Quốc suy giảm đã khiến các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam bán ra làm tăng lượng cung. Theo hiệp hội giấy Việt Nam, hiện tượng thừa cung xuất hiện khiến nhiều doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất từ 50 – 60% công suất. Tuy nhiên trong năm vừa qua, DHC đã vượt kế hoạch về sản lượng với hơn 324 nghìn tấn giấy công nghiệp, chỉ giảm 1% so với năm 2022 nhưng do ảnh hưởng của giá bán giảm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DHC đã suy giảm hơn 20% so với cùng kỳ.
Quý I/2024 kết quả chưa cải thiện nhưng đã có dấu hiệu tích cực từ thị trường. Trong quý I/2024, DHC ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của DHC lần lượt đạt 811 tỷ đồng (giảm 4,3% so với cùng kỳ) và 56 tỷ đồng (giảm35%). Nguyên nhân suy giảm được ban lãnh đạo chia sẻ với 2 lý do chính là: Chi phí đầu vào tăng 10,3% nhưng giá bán tăng chậm hơn với chỉ 3,5%; Công ty phải dừng nhà máy GL1 trong 4 ngày và GL2 trong 2 ngày.
Tuy kết quả kinh doanh quý I vẫn chưa khả quan tuy nhiên nhiều dấu hiệu khả quan đã xuất hiện. Giá giấy công nghiệp đã có mức tăng 15% trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5. Hoạt động xuất khẩu đang trên đà hồi phục với các số liệu tăng trưởng dần đều của ngành thủy sản trong tháng 4&5. Nhu cầu tiêu thụ giấy công nghiệp hồi phục, các nhà máy giấy của Trung Quốc như Nine Dragon đã vận hành trở lại 3 nhà máy trong tháng 2 và 3/2024.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Triển vọng từ việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa, túi nilong. Việc hạn chế rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon và gia tăng khuyến khích sử dụng bao bì giấy thay thế đang có dấu hiệu phát triển sâu rộng và mạnh tại Việt Nam. Dòng sản phẩm Testliner của DHC được dùng thay thế bao bì nhựa. Công ty cũng lên kế hoạch đầu tư nhà máy Giao Long 3 tập trung vào dòng sản phẩm Kraftliner để nắm bắt xu hướng trên.
Dự phóng kết quả kinh doanh và định giá: Năm 2024, DHC đưa kế hoạch lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, hiện tại chúng tôi cần chờ báo cáo kết quả kinh doanh quý II để đánh giá thêm về triển vọng lợi nhuận năm nay. Với giả định DHC hoàn thành kế hoạch năm, EPS công ty sẽ ở mức 3.727 đồng/CP, cùng với triển vọng hồi phục của ngành, DHC có có thể hướng đến mức P/E mục tiêu 13,8 lần (mức trung bình 5 năm +1 Std). Theo đó giá mục tiêu tương ứng là 47.300 đồng/cp.
Khuyến nghị: Chúng tôi nhận thấy vùng giá hiện tại nhà đầu tư có thể cân nhắc tích lũy do: (1) Mức cổ tức 2.000 đồng/CP có suất sinh lợi 5%/năm; (2) Sản lượng ổn định trong giai đoạn thị trường dư cung là điểm chúng tôi kỳ vọng DHC sẽ thuộc nhóm doanh nghiệp hồi phục trước tiên khi ngành hồi phục