Tỷ số thanh toán nhanh ( Quick Ratio) là gì? Ứng dụng tỷ số thanh toán nhanh trong phân tích cơ bản doanh nghiệp qua báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Ý nghĩa của Chỉ số thanh toán
- Chỉ số thanh toán (hoặc chỉ số thanh khoản, “liquidity ratio”) là một nhóm tỷ lệ thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần huy động thêm vốn.
- Khi phân tích chỉ số thanh toán là bạn đang giả sử tình huống sau: tại cùng một thời điểm, doanh nghiệp bị các chủ nợ đồng loạt đòi thanh toán nợ ngắn hạn (là các khoản nợ có thời hạn thanh toán <12 tháng). Vậy doanh nghiệp có đủ khả năng để trả hết nợ ngắn hạn mà không cần phải huy động thêm vốn hay không?
- Tất nhiên ngoài đời thực sẽ khó có chuyện như vậy xảy ra, tùy vào năng lực mà chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể đàm phán trả nợ một phần hoặc giãn nợ, thậm chí huy động thêm vốn từ cổ đông hoặc vay nợ mới để trả nợ cũ. Nhưng nếu làm như vậy, doanh nghiệp đang bộc lộ dấu hiệu của việc mất khả năng thanh toán và có nguy cơ dẫn đến phá sản khi không còn nguồn tiền để huy động thêm nữa.
Có một điểm thú vị là các yếu tố trong tài sản ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp về thanh khoản (thanh khoản là khả năng chuyển đổi ra tiền mặt):
- Tiền và các khoản tương đương tiền: có thanh khoản cao nhất vì tiền để trong két hoặc ra ngân hàng rút sổ tiết kiệm là có tiền mặt ngay.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: chiếm phần lớn trong mục này là “phải thu ngắn hạn của khách hàng”, còn được gọi là “công nợ”. Đây là số tiền mà khách hàng chưa thanh toán sau khi đã nhận hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Để các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền mặt, doanh nghiệp phải tích cực đòi nợ.
- Hàng tồn kho: hàng hóa lưu trữ trong kho muốn chuyển thành tiền chỉ có cách đẩy nhanh tốc độ bán hàng hoặc thanh lý giá rẻ.
- Tài sản ngắn hạn khác.
Việc cộng/trừ các yếu tố trong tài sản ngắn hạn sẽ cho bạn đa dạng công thức và góc nhìn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Cách Tính Tỷ số thanh toán nhanh ( Quick Ratio)
Công Thức: Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài Sản Ngắn Hạn – Hàng tồn kho)/Nợ Ngắn Hạn
- Nói thêm về hàng tồn kho, đây là dạng tài sản phải dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị và thời gian hoán chuyển thành tiền sẽ không chắc chắn trong một số trường hợp như: nhu cầu thị trường giảm, doanh nghiệp lưu trữ hàng sai cách khiến phẩm chất hàng kém đi, doanh nghiệp gặp sự cố sản xuất khiến hàng tồn kho dở dang không chuyển thành hàng thành phẩm được.
- Nếu doanh nghiệp bạn đang phân tích gặp phải trường hợp trên thì bạn hãy sử dụng tỷ số thanh toán nhanh.
- Theo lý thuyết tỷ số thanh toán nhanh hay tỉ lệ thanh toán nhanh, chỉ số này > 1 thì chứng tỏ khả năng thanh khoản càng tốt và ngược lại. Đối chiếu với case PDR ở trên, bạn có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của PDR không an toàn chút nào.
Nhưng hãy cẩn thận, nếu bạn nhận thấy các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn trên tổng tài sản ngắn hạn thì có lẽ doanh nghiệp đang gặp vấn đề. Chúng ta cùng nghiên cứu về CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC):
- Từ 2017-2020, tỷ số thanh toán nhanh của HBC ở mức tương đối đẹp, xấp xỉ = 1. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu tài sản ngắn hạn, tỷ trọng phải thu ngắn hạn chiếm đến hơn 80%, tương ứng khoảng 11.000 tỷ đồng (tính hết năm 2018). Chất lượng của các khoản phải thu này cũng là dấu hỏi lớn khi đã có những dấu hiệu của việc “quỵt nợ” từ một số chủ đầu tư bất động sản. Đây là hệ quả của việc để đạt được mức tăng trưởng nhanh, mở rộng thị phần, HBC đã buông lỏng chính sách bán hàng, chính sách thanh toán, nhận thầu xây dựng cho cả những chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính.
- Nói thêm về hoạt động xây dựng, nhà thầu như HBC phải ứng trước tiền nhân công, vật tư và sau khi hoàn thành một phần hạng mục/tiến độ căn cứ theo hợp đồng đã ký thì chủ đầu tư mới trả tiền tương ứng với hạng mục đó.
- Vì vậy, nếu không sớm thực hiện những biện pháp nhằm giảm tỷ lệ phải thu ngắn hạn/tài sản ngắn hạn như: đôn đốc thu hồi nợ, cơ cấu lại danh mục khách hàng và dự án thì HBC sẽ gặp phải tình trạng mất thanh khoản khi những khoản phải thu trở thành không thể thu (!)
Mọi chi tiết liên hệ:
Mr. Phương – 0967888655