Cổ phiếu bị kẹp t+ là gì? T0 T+1 T+2 T+3 Chứng khoán VN. T+1, T+2, T+3 đề cập đến ngày thanh toán của các giao dịch chứng khoán, Chữ T là ngày giao dịch.
Khái niệm T+, T0, T+1, T+2, T+3
Chữ T là ngày giao dịch (Transaction), là ngày giao dịch diễn ra. Các số 1, 2 hoặc 3 biểu thị bao nhiêu ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.
- Khái niệm:
- T0 là ngày giao dịch mà lệnh mua vào hoặc bán ra chứng khoán được thực hiện thành công (khớp lệnh) với mức giá xác định.
- T+1 là Ngày giao dịch đầu tiên kể từ ngày mua vào hay bán ra chứng khoán tức T0
- T+2 là Ngày giao dịch thứ hai kể từ ngày mua vào hay bán ra chứng khoán tức T0
- T+3 là Ngày giao dịch thứ ba kể từ ngày mua vào hay bán ra chứng khoán tức T0
Ví dụ cách tính T+: Nhà đầu tư hoàn thành việc mua và nhận cổ phiếu TCB vào 16h30 ngày T+2 (29/12/2021). Từ ngày T+3 (30/12/2021), nhà đầu tư được quyền bán cổ phiếu TCB đã mua thành công từ sau ngày T+2.
Ngày | 27/12/2021 | 28/12/2021 | 29/12/2021 | 30/12/2021 | 31/12/2021 | 1/01/2022 |
THỨ | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 |
Ngày T | T0 | T+1 | T+2 | T+3 | T+4 | Nghỉ Tết |
Hành Động | Mua vào cổ phiếu TCB | Không thể bán ra TCB | Không thể Bán 16h30: Cổ phiếu TCB về đến tài khoản | Có thể bán ra TCB theo giá thị trường | Có thể bán ra TCB theo giá thị trường | Ngày không thể giao dịch |
Cổ phiếu bị kẹp t+ là gì?
- Nhà đầu tư được quyền bán cổ phiếu đã mua thành công từ sau ngày T+2, tức ngày T0, T+1 và T+2 là 3 phiên cổ phiếu bị kẹp T+ (tức không thể set lệnh bán ra cp).
- Cổ phiếu giao dịch sàn Hose có biên độ giao động hằng ngày là từ -7% đến 7% và sàn HNX là từ -10% đến 10%, còn sàn Upcom là từ -15% đến 15%. Thử tưởng tượng bạn mua vào cổ phiếu mà giá cp giảm sàn – giảm hết biên độ 3 phiên liên tiếp, bạn không thể bán ra cổ phiếu do bị kẹp t+ mà xem.
Đặc điểm của T+1, T+2, T+3
- Để xác định ngày thanh toán T+1, T+2, T+3 là những ngày được tính là những ngày mà thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch (thứ 2 đến thứ 6 và không tính ngày lễ tết).
- Ngày thanh toán là ngày mà nhà đầu tư trở thành cổ đông của theo theo sổ sách của công ty. Cuối tuần và ngày lễ sẽ không được tính.
- T+1 có nghĩa là nếu giao dịch xảy ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Ba. Tương tự như vậy, T+3 có nghĩa là một giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì phải được thanh toán vào thứ Năm, giả sử không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra giữa những ngày này.
- Nhưng nếu bạn bán chứng khoán có ngày thanh toán T+3 vào Thứ Sáu, việc chuyển quyền sở hữu và chuyển tiền phải diễn ra vào thứ Tư tuần tới.
- Ngày thanh toán (T+2) là ngày cổ phiếu được chuyển nhượng chính thức giữa người mua và người bán. Theo quy định, thời gian chuyển nhượng sẽ vào cuối ngày T+2 là 16h30, tức là vào thời điểm này, người mua sẽ có được quyền sở hữu cổ phiếu giao dịch và người bán nhận được số tiền từ việc chuyển nhượng đó.
- Nhà đầu tư có thể căn cứ vào T+ để tính toán xem có nằm trong danh sách được nhận cổ tức hay hưởng các quyền lợi giành cho cổ đông như nắm giữ cổ phiếu trong kỳ chốt danh sách dự đại hội cổ đông, chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản…
Tuy nhiên, vì các sàn chứng khoán đã đóng cửa vào lúc 15h00 – 15h30 nên các nhà đầu tư sẽ không thể thực hiện ngày giao dịch Bán với số cổ phiếu mình vừa sở hữu. Điều này phải được tiến hành sớm nhất vào ngày T+3:
- Ngày T+3 đối với người bán chứng khoán là ngày nhà đầu tư được sử dụng số tiền đã bán chứng khoán từ ngày T+2 để thực hiện các giao dịch khác. Hiện một số công ty chứng khoán cho phép khách hàng bán cổ phiếu có thể ứng trước tiền bán nhưng có thu phí ứng tiền, hoặc đợi đến khi được rút tiền tại ngày T+2.
- Ngày T+3 đối với người mua chứng khoán là ngày cho phép nhà đầu tư được Bán số chứng khoán đã mua từ ngày T+2.
- Khoảng thời gian giữa giao dịch và thanh toán không linh hoạt để đảm bảo nhà đầu tư không thể rút lui khỏi thỏa thuận. Thỏa thuận được thực hiện vào ngày giao dịch, và việc chuyển giao sẽ không được diễn ra cho đến ngày thanh toán.
Tại sao thanh toán xảy ra vào T+1 hoặc T+2, T+3?
Trước đây, các giao dịch chứng khoán được thực hiện thủ công thay vì điện tử. Các nhà đầu tư sẽ phải chờ giao hàng chứng khoán cụ thể, đó là một chứng chỉ thực tế và họ sẽ không trả tiền cho đến khi nhận được chứng chỉ đó.
- Vì thời gian giao hàng có thể thay đổi và giá có thể dao động, các nhà quản lí thị trường thiết lập một khoảng thời gian và chứng khoán và tiền mặt phải được giao trong những ngày đó.
- Một số năm trước, ngày thanh toán cho cổ phiếu là T+5, hoặc 05 ngày làm việc sau ngày giao dịch. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, việc thanh toán được đặt ở T+3.
Ý nghĩa việc rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 xuống T+2?
Từ lâu nay, chu kỳ giao dịch và thanh toán được hoàn thành lúc 9h00 ngày T+3, nghĩa là mất khoảng 4 ngày, nhà đầu tư mới nhận được số chứng khoán mình mua. Đó là một khoảng thời gian khá lâu cho những biến động giá trên thị trường chứng khoán có những thay đổi chỉ trong tích tắc.
- Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 xuống T+2, giảm khoảng 1 ngày so với quy định đã giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro về giá giảm giá sau khi mua tốt hơn, tăng tính thanh khoản và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường.
- Việc hạ chu kỳ thanh toán từ t+3 xuống t+2 còn giúp thị trường chứng khoán Việt Nam được tổ chức tài chính quốc tế là MSCI xem xét là yếu tố nâng hạng từ thị trường mới nổi lên thị trường cận biên, nếu nâng hạng thành công nhiều quỹ và NĐT nước ngoài xem tham gia thị trường chứng khoán VN hơn nữa.
- Kể cả khi nhà đầu tư nhận chứng khoán vào 16h30 ngày T+2, dù không thể bán được cổ phiếu tại thời điểm đó nhưng vẫn toàn quyền quyết định với cổ phiếu như cầm cố để lấy tiền thực hiện các giao dịch khác. Đồng thời, giúp nhà đầu tư ghi nhận số tiền, cổ phiếu trên tài khoản nhanh chóng hơn, từ đó có sự yên tâm.
- Bên cạnh đó, hiện nay Thông tư 120/2020/TT-BTC đã có hiệu lực từ ngày 15/02/2021, có những quy định mới về giao dịch trong ngày sẽ được triển khai sắp tới càng tạo tính hấp dẫn lớn cho các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp thị trường của chúng ta tiệm cận hơn với những thị trường chứng khoán quốc tế.
Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn đọc quan tâm hiểu được nhiều hơn và khái niệm và ý nghĩa của việc giao dịch chứng khoán T+3. Chúng tôi mong rằng bất cứ ai có ý định đầu tư chứng khoán cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng để đầu tư hiệu quả, an toàn.
Mọi chi tiết liên hệ:
Mr. Phương – 0967888655
Cổ phiếu bị kẹp t+ là gì? T0 T+1 T+2 T+3 Chứng khoán VN. T+1, T+2, T+3 đề cập đến ngày thanh toán của các giao dịch chứng khoán, Chữ T là ngày giao dịch.
Khái niệm T+, T0, T+1, T+2, T+3
Chữ T là ngày giao dịch (Transaction), là ngày giao dịch diễn ra. Các số 1, 2 hoặc 3 biểu thị bao nhiêu ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.
- Khái niệm:
- T0 là ngày giao dịch mà lệnh mua vào hoặc bán ra chứng khoán được thực hiện thành công (khớp lệnh) với mức giá xác định.
- T+1 là Ngày giao dịch đầu tiên kể từ ngày mua vào hay bán ra chứng khoán tức T0
- T+2 là Ngày giao dịch thứ hai kể từ ngày mua vào hay bán ra chứng khoán tức T0
- T+3 là Ngày giao dịch thứ ba kể từ ngày mua vào hay bán ra chứng khoán tức T0
Ví dụ cách tính T+: Nhà đầu tư hoàn thành việc mua và nhận cổ phiếu TCB vào 16h30 ngày T+2 (29/12/2021). Từ ngày T+3 (30/12/2021), nhà đầu tư được quyền bán cổ phiếu TCB đã mua thành công từ sau ngày T+2.
Ngày | 27/12/2021 | 28/12/2021 | 29/12/2021 | 30/12/2021 | 31/12/2021 | 1/01/2022 |
THỨ | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 |
Ngày T | T0 | T+1 | T+2 | T+3 | T+4 | Nghỉ Tết |
Hành Động | Mua vào cổ phiếu TCB | Không thể bán ra TCB | Không thể Bán 16h30: Cổ phiếu TCB về đến tài khoản | Có thể bán ra TCB theo giá thị trường | Có thể bán ra TCB theo giá thị trường | Ngày không thể giao dịch |
Cổ phiếu bị kẹp t+ là gì?
- Nhà đầu tư được quyền bán cổ phiếu đã mua thành công từ sau ngày T+2, tức ngày T0, T+1 và T+2 là 3 phiên cổ phiếu bị kẹp T+ (tức không thể set lệnh bán ra cp).
- Cổ phiếu giao dịch sàn Hose có biên độ giao động hằng ngày là từ -7% đến 7% và sàn HNX là từ -10% đến 10%, còn sàn Upcom là từ -15% đến 15%. Thử tưởng tượng bạn mua vào cổ phiếu mà giá cp giảm sàn – giảm hết biên độ 3 phiên liên tiếp, bạn không thể bán ra cổ phiếu do bị kẹp t+ mà xem.
Đặc điểm của T+1, T+2, T+3
- Để xác định ngày thanh toán T+1, T+2, T+3 là những ngày được tính là những ngày mà thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch (thứ 2 đến thứ 6 và không tính ngày lễ tết).
- Ngày thanh toán là ngày mà nhà đầu tư trở thành cổ đông của theo theo sổ sách của công ty. Cuối tuần và ngày lễ sẽ không được tính.
- T+1 có nghĩa là nếu giao dịch xảy ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Ba. Tương tự như vậy, T+3 có nghĩa là một giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì phải được thanh toán vào thứ Năm, giả sử không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra giữa những ngày này.
- Nhưng nếu bạn bán chứng khoán có ngày thanh toán T+3 vào Thứ Sáu, việc chuyển quyền sở hữu và chuyển tiền phải diễn ra vào thứ Tư tuần tới.
- Ngày thanh toán (T+2) là ngày cổ phiếu được chuyển nhượng chính thức giữa người mua và người bán. Theo quy định, thời gian chuyển nhượng sẽ vào cuối ngày T+2 là 16h30, tức là vào thời điểm này, người mua sẽ có được quyền sở hữu cổ phiếu giao dịch và người bán nhận được số tiền từ việc chuyển nhượng đó.
- Nhà đầu tư có thể căn cứ vào T+ để tính toán xem có nằm trong danh sách được nhận cổ tức hay hưởng các quyền lợi giành cho cổ đông như nắm giữ cổ phiếu trong kỳ chốt danh sách dự đại hội cổ đông, chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản…
Tuy nhiên, vì các sàn chứng khoán đã đóng cửa vào lúc 15h00 – 15h30 nên các nhà đầu tư sẽ không thể thực hiện ngày giao dịch Bán với số cổ phiếu mình vừa sở hữu. Điều này phải được tiến hành sớm nhất vào ngày T+3:
- Ngày T+3 đối với người bán chứng khoán là ngày nhà đầu tư được sử dụng số tiền đã bán chứng khoán từ ngày T+2 để thực hiện các giao dịch khác. Hiện một số công ty chứng khoán cho phép khách hàng bán cổ phiếu có thể ứng trước tiền bán nhưng có thu phí ứng tiền, hoặc đợi đến khi được rút tiền tại ngày T+2.
- Ngày T+3 đối với người mua chứng khoán là ngày cho phép nhà đầu tư được Bán số chứng khoán đã mua từ ngày T+2.
- Khoảng thời gian giữa giao dịch và thanh toán không linh hoạt để đảm bảo nhà đầu tư không thể rút lui khỏi thỏa thuận. Thỏa thuận được thực hiện vào ngày giao dịch, và việc chuyển giao sẽ không được diễn ra cho đến ngày thanh toán.
Tại sao thanh toán xảy ra vào T+1 hoặc T+2, T+3?
Trước đây, các giao dịch chứng khoán được thực hiện thủ công thay vì điện tử. Các nhà đầu tư sẽ phải chờ giao hàng chứng khoán cụ thể, đó là một chứng chỉ thực tế và họ sẽ không trả tiền cho đến khi nhận được chứng chỉ đó.
- Vì thời gian giao hàng có thể thay đổi và giá có thể dao động, các nhà quản lí thị trường thiết lập một khoảng thời gian và chứng khoán và tiền mặt phải được giao trong những ngày đó.
- Một số năm trước, ngày thanh toán cho cổ phiếu là T+5, hoặc 05 ngày làm việc sau ngày giao dịch. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, việc thanh toán được đặt ở T+3.
Ý nghĩa việc rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 xuống T+2?
Từ lâu nay, chu kỳ giao dịch và thanh toán được hoàn thành lúc 9h00 ngày T+3, nghĩa là mất khoảng 4 ngày, nhà đầu tư mới nhận được số chứng khoán mình mua. Đó là một khoảng thời gian khá lâu cho những biến động giá trên thị trường chứng khoán có những thay đổi chỉ trong tích tắc.
- Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 xuống T+2, giảm khoảng 1 ngày so với quy định đã giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro về giá giảm giá sau khi mua tốt hơn, tăng tính thanh khoản và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường.
- Việc hạ chu kỳ thanh toán từ t+3 xuống t+2 còn giúp thị trường chứng khoán Việt Nam được tổ chức tài chính quốc tế là MSCI xem xét là yếu tố nâng hạng từ thị trường mới nổi lên thị trường cận biên, nếu nâng hạng thành công nhiều quỹ và NĐT nước ngoài xem tham gia thị trường chứng khoán VN hơn nữa.
- Kể cả khi nhà đầu tư nhận chứng khoán vào 16h30 ngày T+2, dù không thể bán được cổ phiếu tại thời điểm đó nhưng vẫn toàn quyền quyết định với cổ phiếu như cầm cố để lấy tiền thực hiện các giao dịch khác. Đồng thời, giúp nhà đầu tư ghi nhận số tiền, cổ phiếu trên tài khoản nhanh chóng hơn, từ đó có sự yên tâm.
- Bên cạnh đó, hiện nay Thông tư 120/2020/TT-BTC đã có hiệu lực từ ngày 15/02/2021, có những quy định mới về giao dịch trong ngày sẽ được triển khai sắp tới càng tạo tính hấp dẫn lớn cho các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp thị trường của chúng ta tiệm cận hơn với những thị trường chứng khoán quốc tế.
Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn đọc quan tâm hiểu được nhiều hơn và khái niệm và ý nghĩa của việc giao dịch chứng khoán T+3. Chúng tôi mong rằng bất cứ ai có ý định đầu tư chứng khoán cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng để đầu tư hiệu quả, an toàn.
Mọi chi tiết liên hệ:
Mr. Phương – 0967888655