Những yếu tố tác động đến thị trường tháng 12
ABS cho rằng, lo ngại về xung đột tại Trung Đông đã giảm bớt; lạm phát đã phần nào hạ nhiệt tại Khu vực EU và Mỹ – đối tác thương mại lớn của Việt Nam, trong khi tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn duy trì mạnh mẽ. Ngoài ra, hiện nay, hàng tồn kho của Mỹ và các nước EU đã giảm mạnh, các thị trường này được kỳ vọng đẩy mạnh nhập khẩu để chuẩn bị hàng cho nhu cầu tiêu dùng cuối năm.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của các NHTW lớn trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cao, điển hình là tại Mỹ, Anh và khu vực đồng tiền chung châu Âu để kiềm chế lạm phát. Mặt bằng lãi suất cao kéo dài tại Mỹ và EU có thể dẫn đến sự suy giảm hoạt động đầu tư, thị trường việc làm và sức cầu tiêu dùng trong thời gian tới trong khi dư địa tăng trưởng từ chi tiêu chính phủ chỉ hạn chế. Do đó, thị trường đánh giá Fed sẽ không tăng lãi suất thêm cho đến khi bắt đầu giảm lãi suất điều hành, dự kiến có thể diễn ra cuối quý I/2024. Điều này khiến chỉ số DXY suy yếu và lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ đã hạ nhiệt (mặc dù vẫn ở mức cao).
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn của lĩnh vực sản xuất trong bối cảnh thị trường bất động sản đình trệ và nợ công cao, khó trở thành động lực tăng trưởng cho kinh tế thế giới.
Tại Việt Nam, thời điểm tháng cuối năm, Chính phủ đang quyết tâm đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong các lĩnh vực hạ tầng và năng lượng, với tổng số vốn còn khoảng 247.000 tỷ đồng cho năm nay. Cùng với đầu tư công, xuất khẩu được kỳ vọng là động lực cho tăng trưởng quý IV/2023 của Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Cơ quan quản lý đã nới thêm room tín dụng với mong muốn đưa bổ sung vào nền kinh tế 730.000 tỷ đồng để thúc đẩy tín dụng tăng trưởng đạt mục tiêu. NHNN cũng đã trả ra toàn bộ số tiền tương ứng với tín phiếu phát hành trong tháng 9 – 10 đáo hạn. Điều này đã hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng như giúp duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp, trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát.
Bên cạnh đó, tỷ giá được hỗ trợ bởi nguồn ngoại tệ từ thặng dư thương mại và vốn FDI giải ngân dồi dào, đã hạ nhiệt trong tháng 11. ABS nghiêng về kịch bản dự báo tỷ giá hối đoái giữa VND/USD cuối năm 2023 mất giá ở mức khoảng 3% (tức là đi ngang so với hiện tại) nhờ vào cán cân hàng hóa tiếp tục duy trì thặng dư do xuất khẩu đang trên đà hồi phục, nhập khẩu giảm, trong khi kiều hối ước tăng hơn so với năm trước và vốn FDI gia tăng giải ngân sẽ hỗ trợ thị trường ngoại hối trong quý IV/2023.
2 kịch bản VN-Index trong tháng 12
Kịch bản 1 (tích cực), VN-Index tiếp tục duy trì được biên độ tích lũy trong vùng 1.075 – 1.130 điểm, sau đó bứt phá khỏi vùng tích lũy với khối lượng lớn đi lên. Có thể kỳ vọng thị trường hướng tới chinh phục vùng kháng cự 1.160+/-10 điểm trong tháng 12.
Kịch bản 2: Chỉ số VN-Index không giữ được mốc hỗ trợ 1.075 điểm, nhà đầu tư ngoại duy trì đà bán ròng mạnh mẽ. Khi đó thị trường có thể đi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.020 – 1.030 điểm, tại đây có xác suất hình thành 2 đáy trung hạn. Thị trường chung sẽ có những pha hồi phục bền vững hơn sau đó.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
ABS dự báo kịch bản tích cực – thị trường có nhịp hồi phục ngắn hạn thứ 2, có xác suất cao xảy ra trong những tuần đầu tháng 12.
Về mặt định giá, với việc VN-Index hồi phục trong tháng 11, P/E toàn thị trường đã tăng từ mức 12,7 lần cuối tháng 10 lên 13,5 lần cuối tháng 11 dựa trên số liệu báo cáo tài chính quý III/2023. Thanh khoản dồi dào và lãi suất thấp sẽ là nhân tố hỗ trợ tăng mức định giá thị trường trong tháng 12.
Tỷ lệ sinh lời trên thị trường cổ phiếu hiện tại ước đạt 7,41%, cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân. Do đó, dự báo dòng tiền của nhà đầu tư nội vẫn tiếp tục ở lại với thị trường cổ phiếu và dẫn dắt đà phục hồi.
Với nhà đầu tư ngoại, xu hướng bán ròng có thể vẫn tiếp tục diễn ra vì lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao, trong khi giá vàng tiếp diễn xu hướng tăng, trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn thay thế cho các thị trường mới nổi. Ngoài ra, nửa sau của tháng 12 cũng là thời gian cơ cấu của các quỹ đầu tư lớn trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch và chốt báo cáo năm, có thể gây biến động mạnh trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Với kỳ vọng thị trường tích cực với nhịp hồi phục ngắn hạn thứ 2, ABS gợi ý nhà đầu tư có thể giải ngân các vị thế đối với cổ phiếu thuộc ngành khỏe hơn thị trường chung, những cổ phiếu chiết khấu sâu sau pha điều chỉnh trung hạn vừa qua. Tuy nhiên, nhà đầu tư lưu ý mốc hỗ trợ của nhịp hồi phục thứ 2 tại vùng 1.075 điểm là vùng cần quản trị rủi ro trong ngắn hạn.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Nhóm phân tích đề xuất nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn với các ngành và cổ phiếu hưởng lợi từ chính sách của Chính phủ, tình hình vĩ mô, giá cả hàng hóa, có triển vọng kết quả kinh doanh tích cực và định giá hấp dẫn như: dầu khí, đầu tư công, chứng khoán, bất động sản khu công nghiệp, xây dựng, chăn nuôi…