Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PNJ
CTCK MB (MBS)
Trong bối cảnh sức cầu chung suy giảm, CTCP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ – sàn HOSE) vẫn tiếp tục mở rộng, giúp tổng số cửa hàng chạm mốc 400 (+10% svck) vào năm 2023, nhờ đó, doanh thu bán lẻ chỉ giảm 8% svck – ít hơn nhiều so với thị trường hàng không thiết yếu nói chung.
Tổng doanh thu năm 2023 ghi nhận 33,137 tỷ đồng (-2% svck). Biên LN gộp đạt 18.3%( +0.8 điểm % svck) nhờ tăng tỷ trọng các sản phẩm có biên LN gộp tốt như trang sức bạc, trang sức vàng tầm trung.
Doanh thu tài chính tăng 65% svck nhờ vào khoản tiền gửi ngắn hạn tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2022 trong khi chi phí tài chính giảm nhẹ 3% nhờ vào (1) tổng nợ vay giảm 11% svck, (2) mức nền lãi suất cho vay thấp hơn svck. Tổng hợp các yếu tố trên đã giúp cho LN ròng PNJ đã vượt mức kỷ lục của năm 2022, ghi nhận 1,971 tỷ đồng (+9.1% svck). Kết quả doanh thu và LN ròng hoàn thành 98%/107% dự phóng của MBS trong năm 2023.
Dựa trên mức nền tiêu dùng thấp của năm 2023, kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận 2024 của PNJ tăng trưởng 17%/20% svck nhờ (1) Tiếp tục chiến dịch mở rộng địa bàn bán lẻ trang sức, nâng lên 440 cửa hàng (+10% svck) (2) Thị trường bán lẻ trang sức phục hồi giúp cho doanh thu/cửa hàng/tháng đạt 4.5 tỷ đồng, tăng 6% svck. Năm 2025, chúng tôi kỳ vọng PNJ sẽ bắt đầu mở rộng ra miền Bắc, kết hợp với thị trường tiêu dùng tiếp tục phục hồi theo bước đà năm 2024, dự báo doanh thu và LN ròng tăng trưởng 11%/12% svck.
Giá mục tiêu của chúng tôi dựa trên phương pháp DCF và phương pháp P/E với P/E mục tiêu là 17x. Giá mục tiêu tăng 27% so với báo cáo trước do (1) tăng dự phóng EPS 2024-25 thêm 20%/21% so với dự báo trước (2) chuyển mô hình định giá sang 2024. Chúng tôi khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 115,400 đồng/cp.
Tiềm năng tăng giá bao gồm (1) PNJ thành công mở rộng thị trường miền Bắc sớm hơn dự kiến, (2) Sức mua trang sức phục hồi sớm hơn kỳ vọng ban đầu là Q3/24. Rủi ro giảm giá bao gồm (1) PNJ phải chi nhiều hơn cho các chi phí quảng cáo, bán hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến LN ròng, (2) Sức tiêu thụ trang sức trong các ngày lễ hội ít hơn so với năm 2024.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu VCB
CTCK MB (MBS)
Trong Q4/2023, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã VCB – sàn HOSE) tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 15,959 tỷ đồng (-14.5% svck), trong đó thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi giảm lần lượt 14%/18% svck. Thu nhập lãi thuần của VCB giảm nhẹ svck với nguyên nhân chính đến từ việc NIM và tăng trưởng tín dụng 2023 đều giảm svck (0.4%/ 8.1% svck). Thu nhập ngoài lãi của VCB giảm đều ở các mảng (thu nhập phí giảm 22%, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng giảm 25%). Tuy nhiên, nhờ khoản hoàn nhập 1,486 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (CPDPRRTD) (Q4/22: trích lập 1,679 tỷ đồng), LNST Q4/23 giảm nhẹ 5.8% svck. LNST 2023 đạt 33,033 tỷ đồng (+10.5% svck), cao hơn 4.9% sv dự báo của chúng tôi và đạt 100% kế hoạch cả năm 2023.
Cuối năm 2023, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0.98%, cao hơn so với mức 0.68% cuối năm 22, song vẫn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn ngành. Nợ nhóm 2 tiếp tục giảm mạnh 27.4% sv quý liền trước và chiếm tỷ lệ 0.44%. Trong năm 2023, VCB đã sử dụng hơn 5,758 tỷ đồng để xử lý nợ xấu (+63.1% svck, chiếm 37% tổng trích lập dự phòng trong năm). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đạt mức 230% tại cuối năm 2023.
Dự báo của chúng tôi dựa trên cơ sở: (1) tăng trưởng tín dụng đạt 12% trong năm 2024 và 14% trong 2025; (2) NIM sẽ được duy trì quanh mức 3.1-3.2%, tương đương cao hơn so với 2023 và thấp hơn mức đỉnh 2022. Chúng tôi cho rằng mặc dù môi trường lãi suất thấp được duy trì nhưng lãi suất cho vay cũng sẽ giảm để hỗ trợ nền kinh tế. Chúng tôi khuyến nghị trung lập đối với VCB với mức định giá 104,700 đ/cp (tiềm năng tăng giá: 8.3%) dựa trên việc kết hợp 2 phương pháp thu nhập thặng dư và P/B.
Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu TCB
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Hạn mức tín dụng năm 2024 của TCB là 16%, chúng tôi cho rằng với những nỗ lực của ngân hàng trong năm 2023 khi hoàn thành mức room 19%, TCB sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng tín dụng tích cực trong năm 2024. Trong kịch bản tích cực, KBSV kỳ vọng tín dụng tăng trưởng 21% YoY (+5% so với hạn mức hiện tại, đồng nghĩa với việc NHNN sẽ có thêm đợt cấp hạn mức cho các ngân hàng từ nay đến cuối năm).
Chúng tôi có quan điểm thận trọng về NIM của TCB sẽ hồi phục nhẹ +6bps YoY, gần như đi ngang so với năm 2023, nhưng sẽ chứng kiến sự hồi phục đáng kể trong năm 2025 do chi phí vốn (CoF) cải thiện trong khi IEA giảm nhưng với tốc độ chậm hơn. NIM năm 2025 được dự báo sẽ cải thiện đáng kể khi chính sách Flexible Pricing hết hạn.
Cho năm 2024, chúng tôi kỳ vọng nợ xấu của nhóm KHCN và SME sẽ tiếp tục suy giảm nối tiếp xu hướng từ quý 4/2023, trong khi nhóm WB vẫn duy trì chất lượng tài sản với NPL là 0%. Theo đó, NPL của ngân hàng dự kiến sẽ cải thiện 16 bps, về mức 1% trong năm 2024 (kịch bản cơ sở).
Dựa vào triển vọng hồi phục, chúng tôi nâng giá mục tiêu cho năm 2024 của cổ phiếu TCB từ 41,000 lên 45,200 VND/cp. Dù vậy, sau nhịp tăng kéo dài vừa qua những yếu tố này phần nào đã được phản ảnh vào giá. Với mức lợi nhuận kỳ vọng 10% so với giá tại ngày 12/03/2024, chúng tôi đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu TCB.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PC1
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Mặc dù 2 mảng mới là KCN và bán quặng Nickel đi vào hoạt động trong 2023, doanh thu mảng xây lắp và bán điện CTCP Tập đoàn PC1 (PC1) giảm lần lượt 46%/19% so với cùng kỳ khiến doanh thu tổng giảm 6% YoY. Tuy nhiên, 2 mảng kinh doanh mới với biên lãi gộp cao tăng tỷ trọng đóng góp vào doanh thu lên 17% giúp biên lãi gộp 2023 tăng 99 bps.
Với nhu cầu điện lưới gia tăng khi dòng vốn FDI gia tăng tại Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng việc đẩy nhanh triển khai PDP8 sẽ tạo nguồn cung công việc giúp doanh thu mảng xây lắp hồi phục, tăng lần lượt 76%/4% trong 2024-2025.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Dữ liệu từ IRI cho thấy tình hình thủy văn có thể được cải thiện khi pha La Nina sẽ bắt đầu trong 2H2024. Chúng tôi kỳ vọng công suất thủy điện của PC1 có thể được cải thiện lên 75%/93% trong 2024-2025 giúp doanh thu tăng lần lượt 1%/12%.
Chúng tôi kỳ vọng việc quản lý và vận hành KCN Nomura Hải Phòng sẽ tạo dòng tiền ổn định cho PC1. Bên cạnh đó, Western Pacific (công ty liên kết, PC1 sở hữu 30%) có thể bắt đầu cho thuê đất tại KCN Yên Phong 2A, Yên Lệnh – Hà Nam, bổ sung thêm lợi nhuận cho PC1 trong giai đoạn 2024-2028.
Với các luận điểm trên, chúng tôi khuyến nghị MUA với cổ phiếu PC1, giá mục tiêu 34,200 VND/cổ phiếu, tương đương với mức lợi nhuận kỳ vọng 19% so với giá đóng cửa ngày 15/03/2024