Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BWE
CTCK Vietcap (VCSC)
CTCP – Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BWE) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2023 với doanh thu thuần đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 145 tỷ đồng (giảm 13%).
Chúng tôi cho rằng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số quý 4/2023 giảm so với cùng kỳ chủ yếu là do 1) chi phí tài chính tăng mạnh so với cùng kỳ và 2) lỗ ròng trong mảng xử lý rác thải và xử lý nước thải. Những khoản này có tác động lớn hơn mức tăng trưởng 42% của lợi nhuận gộp (một phần từ đóng góp của công ty con mới được mua lại – Biwase Long An) cũng như mức tăng 195% trong lợi nhuận từ các công ty liên kết.
Năm 2023, BWE ghi nhận doanh thu thuần đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (tăng 1% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 672 tỷ đồng (giảm 10%), lần lượt hoàn thành 99% và 100% dự báo của chúng tôi.
Chúng tôi cho rằng sự khác biệt trong tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số là do 1) chi phí tài chính cao hơn 1,7 lần (với tổng nợ vay cao hơn 35% YoY, ở mức 5,4 nghìn tỷ đồng, chủ yếu tài trợ cho các thương vụ M&A, lãi suất cao hơn và lỗ tỷ giá), 2) lỗ ròng từ mảng xử lý nước thải (chúng tôi lưu ý rằng 47 tỷ đồng doanh thu từ mảng xử lý nước thải không được ghi nhận vào năm 2023 do thủ tục giấy tờ chưa hoàn tất), 3) kết quả kinh doanh kém khả quan của mảng xử lý rác thải (do chi phí khấu hao cao hơn và chi phí lãi vay cho công suất mới), và 4) chi phí SG&A cao hơn 16% so với cùng kỳ (do M&A).
Mảng cấp nước có mức tăng trưởng lợi nhuận gộp ổn định mặc dù sản lượng yếu. Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi của mảng cấp nước giảm 11% xuống còn 516 tỷ đồng vào năm 2023, mà chúng tôi cho là do chi phí lãi vay tăng cao vượt xa mức tăng trưởng lợi nhuận gộp ổn định 14% với mức tăng trưởng sản lượng nước thương phẩm 1%. BWE ước tính sản lượng nước thương phẩm năm 2023 sẽ tăng 1% YoY đạt 184 triệu m3, tương đương 99% dự báo sản lượng nước thương phẩm của chúng tôi (185 triệu m3; tăng trưởng 2%).
Mảng xử lý rác thải ghi nhận lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi thấp đạt 4 tỷ đồng (giảm 67% so với năm trước), hoàn thành 58% dự báo của chúng tôi.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Mảng xử lý nước thải lỗ ròng nhẹ 5 tỷ đồng so với dự báo của chúng tôi là lãi ròng 5 tỷ đồng.
BWE nâng tỷ lệ sở hữu tại Biwase Long An lên 94,54% vào ngày 31/12/2023, từ mức 90,1% tại ngày mua ban đầu (30/05/2023). BWE chi 320 tỷ đồng để mua thêm cổ phần. Biwase Long An đã thực hiện phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn cổ phần và tài trợ cho việc tăng gấp đôi công suất từ 60.000 m3/ngày lên 120.000 m3/ngày. Diễn biến này làm tăng tổng vốn đầu tư của BWE vào Biwase Long An lên 795 tỷ đồng.
CTCP Xây lắp – Điện Biwase (BIWELCO) — công ty con mà BWE nắm giữ 52% cổ phần — đã chi 31 tỷ đồng để mua 41,9% cổ phần của Biwase Quảng Bình vào ngày 14/10/2023. BWE có tỷ lệ lợi ích tại Biwase Quảng Bình là 21,79%.
BWE công bố tổ chức ĐHCĐ vào ngày 25/3/2024. ĐHCĐ sẽ lấy ý kiến cổ đông về việc tăng vốn cổ phần bằng nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2023. Tại ĐHCĐ năm 2023, BWE dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 14% để giữ lại tiền mặt cho hoạt động M&A nhưng dự kiến sẽ tiếp tục trả cổ tức bằng tiền mặt từ năm 2024.
Chúng tôi nhận thấy rủi ro giảm nhẹ đối với dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2024 của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết do sản lượng nước thương phẩm năm 2023 thấp hơn một chút so với dự kiến. Hiện tại chúng tôi có khuyến nghị mua cho BWE với giá mục tiêu là 52.100 đồng/cổ phiếu.
Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu BAF
CTCK Tiên Phong (TPS)
Doanh thu và lợi nhuận của CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (BAF – sàn HOSE) phần lớn đến từ mảng kinh doanh nông sản chiếm gần 81% doanh thu thuần năm 2022 của BAF. Biên lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh nông sản rất thấp, gần 3% trong năm 2022. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2023, cơ cấu doanh thu của BAF đã dịch chuyển dần sang hoạt động chăn nuôi với biên lợi nhuận cao hơn, gần 27.4% trong năm 2022.
Cụ thể, tỷ trọng đóng góp mảng nông sản vào doanh thu giảm từ 80% trong 9 tháng năm 2022 còn 74% trong 9 tháng năm 2023. Ngược lại, tỷ trọng đóng góp mảng chăn nuôi tăng từ 20% trong 9 tháng năm 2022 lên 26% trong 9 tháng năm 2023.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Theo kế hoạch của BAF, kinh doanh nông sản sẽ được giảm dần để dồn phần lớn nguồn lực cho hoạt động chăn nuôi. Sản lượng heo thương phẩm của BAF dự kiến tăng từ 720 nghìn con năm 2023 lên 6 triệu con vào năm 2030.
Triển vọng dài hạn: Việt Nam là một trong mười quốc gia có mức tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Theo ước tính của OECD, sản lượng thịt lợn của Việt Nam dự kiến đạt 4 triệu tấn vào năm 2025 và 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân năm 3,1%.
Hiện nay, sản lượng thịt sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 95% tiêu thụ trong nước. Vì vậy, lĩnh vực chăn nuôi là ngành có nhiều tiềm năng, đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ cả nước ngoài và trong nước. Số liệu từ Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy, FDI vào lĩnh vực chăn nuôi năm 2022 đạt 2.2 tỷ USD, chiếm 12% tổng FDI vào Việt Nam năm 2022.
Chúng tôi kỳ vọng vào triển vọng tích cực của BAF trong năm 2024 và dài hạn. Trong năm 2024, doanh thu ước đạt 5.617 tỷ đồng, tăng 15,1%. Trong đó, tỷ trọng đóng góp của mảng chăn nuôi là 37,7%. Theo đó, lợi nhuận ròng năm 2024 được kỳ vọng 252 tỷ đồng, tăng 127%, tỷ suất lợi nhuận gộp kỳ vọng 13,9% – cải thiện nhờ tăng đóng góp của mảng chăn nuôi.
Tăng trưởng tích cực của BAF được hỗ trợ từ các yếu tố: (1) Giá heo hơi kỳ vọng sẽ tăng mạnh do nguồn cung hạn chế khi các nông hộ đã bán cắt lỗ trong đợt dịch ASF vừa rồi, (2) Đóng góp của mảng chăn nuôi – biên lợi nhuận cao hơn tăng lên theo lộ trình của công ty, (3) Do chủ động được con giống, có nhà máy sản xuất thức ăn và giá nguồn nguyên liệu nhập khẩu giảm xuống (Nghị định 101 – giảm thuế nhập khẩu ngô, lúa mỳ và đậu tương) nên giá thành sản xuất heo của BAF được kỳ vọng sẽ giảm từ 40.000 VNĐ/Kg năm ở năm 2023 còn 38.000 VNĐ/Kg vào năm 2024, giảm 5%yoy, (4) Cầu về thịt sẽ tăng khi nền kinh tế phục hồi, (5) Tiêu thụ về thịt có nguồn sẽ tăng lên khi người tiêu dùng quan tâm tới sức khoẻ nhiều hơn, và (6) BAF hoàn thành xây dựng cơ sở giết mổ nên tỷ trọng lợn được phân phối tới các kênh hiện đại sẽ cao hơn với mức giá cao hơn.
Chúng tôi kết hợp phương pháp FCFF, P/E và PB để đưa ra giá mục tiêu BAF là 28.000 đồng/cp, upside 12.0% so với giá đóng cửa 26/01/2024, đồng thời khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu này.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu IDC
CTCK Tiên Phong (TPS)
Một trong những nhà phát triển KCN hàng đầu với quy mô quỹ đất lớn và vị trí đắc địa. Khởi đầu từ năm 1997 với KCN Nhơn Trạch 1, trên cơ sở mở rộng KCN Tuy Hạ A, Tổng công ty IDICO (IDC – sàn HNX) đã đặt nền móng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của các KCN sau này. Tính đến hiện tại, IDC đã sở hữu 10 dự án KCN đang hoạt động ổn định, với tổng diện tích hơn 3,260 ha, tương đương với 2,330 ha đất thương phẩm. Tính đến thời điểm cuối Q3/2023, đã có 05 KCN được lấp đầy và 05 KCN đang trong giai đoạn thu hút đầu tư, diện tích đất thương phẩm còn lại khoảng 631 ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 55%.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Lĩnh vực Bất động sản nhà ở và Năng lượng tạo ra hệ sinh thái KCN. Trong thời gian tới, IDICO sẽ tập trung phát triển lĩnh vực bất động sản nhà ở và thương mại nhằm khai thác tối ưu các quỹ đất sẵn có và xây dựng thêm các khu đô thị vệ tinh KCN. Đồng thời đầu tư vào năng lượng tái tạo mang đến giải pháp năng lượng xanh, tăng sức cạnh tranh cho các KCN của IDICO và phù hợp với định hướng cam kết “Zero Carbon” của Chính phủ Việt Nam
Những động lực tăng trưởng chính trong thời gian tới bao gồm: (1) Quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn là lợi thế trong bối cảnh nguồn cung eo hẹp tại miền Nam (2) Nâng cấp các mối quan hệ mang lại nhiều cơ hội thu hút dòng vốn chất lượng, đặc biệt đối với ngành sản xuất bán dẫn (3) Sản lượng phân phối/sản xuất điện tại các TBA và Nhà máy thủy điện cải thiện khi hiện tượng El Nino hạ nhiệt và nền kinh tế phục hồi
Chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu của IDC là 59,458 đồng/cp dựa trên kết hợp phương pháp định giá FCFF, P/E, P/B. Với triển vọng trong năm 2024, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu IDC, upside 16.1% so với giá ngày 19/01/2024.