Tâm lý chờ đợi
Giá trị huy động và giá trị vốn hóa thị trường IPO trong nửa đầu năm 2024 sụt giảm một phần là do do chỉ có một đợt IPO lớn, huy động được hơn 200 triệu USD, với vốn hóa thị trường hơn 1 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái có 3 đợt IPO lớn, huy động được hơn 600 triệu USD mỗi đợt.
Trong lịch sử, nửa cuối mỗi năm luôn là thời điểm hoạt động IPO diễn ra tích cực. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, thị trường không duy trì được xu hướng này, báo hiệu tâm lý thị trường IPO giảm nhiệt – nơi các nhà đầu tư và các ứng cử viên IPO tiếp tục chờ đợi định hướng kinh tế vĩ mô, các yếu tố như môi trường địa chính trị toàn cầu, môi trường lãi suất và tính thanh khoản giảm.
Ngoài ra, có sự thay đổi trong sở thích của nhà đầu tư đối với khả năng sinh lời đã được chứng minh và dòng tiền bền vững, chứ không còn tập trung vào mô hình tăng trưởng bằng mọi giá được áp dụng như giai đoạn 2020 – 2022.
Indonesia đứng đầu bảng xếp hạng IPO SEA 2023, nhưng tụt hạng đáng kể trong nửa đầu năm 2024, khi các nhà đầu tư và tổ chức IPO áp dụng cách tiếp cận chờ xem trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 2/2024 và đón đầu các chính sách kinh tế mới.
Top 10 đợt IPO lớn nhất khu vực đóng góp 848 triệu USD, chiếm 62% tổng số tiền IPO được huy động nửa đầu năm 2024.
Malaysia có bước tiến lớn
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Nếu như nửa đầu năm ngoái, các thương vụ IPO tại Đông Nam Á huy động được 3,4 tỷ USD, vốn hóa thị trường đạt 20,1 tỷ USD, thì nửa đầu năm nay chỉ là 1,4 tỷ USD và 5,8 tỷ USD.
Thị trường IPO của Malaysia đứng đầu Đông Nam Á về tổng số vốn được huy động trong 6 tháng đầu năm 2024. Với việc các thương vụ nghiêng về quy mô nhỏ hơn, hiệu suất IPO được củng cố bởi các danh sách mới trên thị trường, trong đó có Alpha IVF Group Berhad và Prolintas Infra Business Trust – thương vụ mang tính bước ngoặt đối với thị trường chứng khoán Malaysia, vì đây là IPO quỹ tín thác doanh nghiệp Hồi giáo đầu tiên được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Bursa kể từ khi áp dụng Nguyên tắc ủy thác kinh doanh của Ủy ban Chứng khoán Malaysia vào năm 2012.
Chủ đề đầu tư vào Malaysia tiếp tục tập trung vào chính sách của chính phủ nước này trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo theo xu hướng công bố Quy hoạch tổng thể công nghiệp mới và năng lượng quốc gia.
Bước tiến nằm ở chỗ, thời gian phê duyệt IPO nhanh chóng trong 3 tháng trên cả thị trường chính (Main Market) và thị trường dành cho các công ty có triển vọng tăng trưởng (ACE Market). Bursa Malaysia đã có cam kết về thời gian phê duyệt nhanh chóng trong 3 tháng đối với các đợt IPO từ ngày 1/3/2024 trở đi. Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh quá trình chuyển sàn đã tạo điều kiện thúc đẩy các công ty trên ACE Market có quy mô lớn và đủ điều kiện đến với Main Market. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, với điều kiện công ty trên ACE Market phải đáp ứng một số tiêu chí, bao gồm vốn hóa thị trường đạt trung bình từ 1 tỷ RM trong 6 tháng gần nhất và đáp ứng yêu cầu về lợi nhuận cho các công ty muốn niêm yết trên sàn chính. Ngoài ra, các công ty được khấu trừ thuế lên tới 1,5 triệu RM trên chi phí niêm yết.
Thái Lan có khởi đầu tích cực
Thị trường IPO xứ sở chùa Vàng khởi đầu năm 2024 với thương vụ lớn nhất Đông Nam Á là Thai Credit Bank Public Company Limited, đợt IPO ngân hàng thương mại đầu tiên trong một thập kỷ qua, huy động được 208 triệu USD và đạt mức vốn hóa 1 tỷ USD. Đợt IPO tiếp theo là Neo Corporate Public Company Limited, một nhà sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng thương hiệu nội địa của Thái Lan, huy động được 86 triệu USD với giá trị vốn hóa 295 triệu USD.
Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan dự đoán sẽ có nhiều đợt IPO hơn trong thời gian tới do tâm lý thị trường được cải thiện và không ít doanh nghiệp có kế hoạch IPO, đặc biệt trong lĩnh vực quỹ tín thác bất động sản, với 5 công ty đã đăng ký IPO.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Philippines có 2 thương vụ thuộc Top 10
Dù chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết mới trong nửa đầu năm 2024, nhưng thị trường vốn Philippines giành vị trí thứ 4 trong khu vực với cả 2 công ty mới tham gia đều nằm trong Top 10 IPO.
Cụ thể, OceanaGold (Philippines), Inc. là công ty khai thác vàng và đồng đầu tiên được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Philippines kể từ năm 2012, huy động được khoảng 104 triệu USD. Ngay sau đó, Tập đoàn Năng lượng tái tạo Citicore, một công ty năng lượng mặt trời thuần túy, đánh dấu tên tuổi của mình trên thị trường chứng khoán ở khu vực nước ngoài.
Indonesia: IPO và niêm yết đều giảm
Tại đất nước vạn đảo, số lượng công ty mới niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia trong 6 tháng đầu năm 2024 giảm 43% so với cùng kỳ năm 2023. Trong cùng khoảng thời gian, giá trị các thương vụ IPO là 248 triệu USD, giảm 89% so với cùng kỳ năm ngoái; quy mô trung bình chỉ đạt 10 triệu USD/thương vụ, trong khi cùng kỳ là 50 triệu USD/thương vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thận trọng của nhà đầu tư xung quanh cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 2/2024, nơi các nhà đầu tư và những người mong muốn IPO có tâm lý “chờ xem” các chính sách kinh tế mới. Ngoài ra, vào tháng 4/2024, Ngân hàng Indonesia tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, lên 6,25%/năm nhằm ngăn chặn sự suy yếu của đồng nội tệ.
Giá nhiều cổ phiếu giảm sau IPO
Deloitte quan sát thấy một kết quả khá bất lợi cho nhà đầu tư, khi giá nhiều cổ phiếu suy giảm, nhất là khi niêm yết ở nước ngoài. Cùng với chi phí tuân thủ cao khi niêm yết, giá cổ phiếu giảm cho thấy thách thức mà các công ty phải đối mặt trong việc duy trì niềm tin của nhà đầu tư và giá trị thị trường trong môi trường kinh tế đầy biến động.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Một số nước đã và đang khuyến khích doanh nghiệp lên sàn bằng cách giảm chi phí. Đơn cử, tại Singapore, có không ít khoản tài trợ và ưu đãi dành cho doanh nghiệp IPO thực hiện niêm yết. Trong đó, Cơ quan Tiền tệ Singapore có thể hỗ trợ các tổ chức phát hành trang trải tới 70% chi phí niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Hay Enterprise Singapore – Cơ quan hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công thương Singapore tài trợ 70% cho các công ty đủ điều kiện tham gia các chương trình kết hợp và tối ưu hóa các giá trị chiến lược ESG vào hoạt động kinh doanh.
Niêm yết trên sàn ngoại trong năm 2024 có Super Hi International Holding Ltd – một công ty có trụ sở ở Singapore niêm yết trên bảng chính của Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông (Trung Quốc) từ ngày 30/12/2022 – đã chào sàn NASDAQ của Mỹ vào tháng 5/2024, trở thành công ty niêm yết kép đầu tiên ở cả Mỹ và Hồng Kông (Trung Quốc) trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ dưới 18 tháng. Trước đó, một số công ty khác có trụ sở tại Singapore có mặt trên thị trường chứng khoán Mỹ là Ryde Group, Mobile-health Network Solutions.