Trong tuần này, Uỷ ban Thị trường mở (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cuộc họp vào ngày 11-12/6. Theo dự báo của FedWatch (một công cụ quản lý rủi ro lãi suất của Tập đoàn CME), khả năng FOMC cắt giảm lãi suất vào cuộc họp lần này chỉ là 0,3%.
Như vậy, đã gần một năm kể từ tháng 7/2023, khi Fed nâng lãi suất lên mức hiện tại là 5,25 – 5,5%/năm. Nhiều số liệu kinh tế Mỹ công bố trong tuần qua cho thấy, nền kinh tế Mỹ vẫn giữ nhịp tăng trưởng tốt và áp lực lạm phát còn dai dẳng.
Chủ tịch Fed Jerome Powell nhiều lần nhấn mạnh quan điểm, quyết định hạ lãi suất chỉ phù hợp khi có niềm tin vào việc lạm phát được kiềm chế một cách bền vững về mức mục tiêu 2%.
Các thị trường tìm cách ứng phó
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Lập trường “cứng nhắc” về lạm phát cũng như điều hành lãi suất ở Mỹ không chỉ tác động tới nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu.
Các ngân hàng trung ương khác như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) nhiều khả năng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất trước Fed. Bởi lẽ, các khu vực này đang chứng kiến nền kinh tế của mình quay cuồng dưới áp lực lãi suất cao. Trong đó, ECB công bố đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào ngày 6/6, đánh dấu sự khởi đầu của quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ, bất chấp lạm phát trong tháng 5 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với kỳ vọng của ECB.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết, ECB có thể sẽ chấp nhận một quỹ đạo lãi suất riêng biệt với Fed, cho dù điều này có khiến đồng euro suy yếu hơn và có thể gây lạm phát.
Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về những kịch bản tiêu cực khi ECB nới lỏng chính sách tiền tệ trước Fed, dẫn tới có sự cách biệt lớn hơn về lãi suất. Trong đó, khả năng đồng euro mất giá sau khi ECB cắt giảm lãi suất có nguy cơ làm tăng lạm phát nhập khẩu. EU sẽ gặp bất lợi lớn do giá năng lượng tăng khi khu vực này đang phải nhập khẩu khoảng 2/3 nhu cầu năng lượng.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Bên cạnh đó, nếu nới lỏng quá sớm, gây lạm phát cao, ECB có thể rơi vào tình cảnh phải tăng lãi suất lên mức cao hơn hiện nay và rơi vào tình trạng còn tồi tệ hơn.
Không giống như hầu hết các ngân hàng trung ương tại các nước phát triển, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã điều chỉnh tăng lãi suất vào tháng 3/2024 lên 0%, đánh dấu bước ngoặt thoát khỏi kỷ nguyên lãi suất âm kéo dài. Thông thường, đây sẽ là một tin vui cho đồng tiền của nước này, tuy nhiên, đồng Yên vẫn đang chịu sức ép lớn từ sức mạnh của đồng bạc xanh. Mới đây nhất, ngày 3/6/2024, Nhật Bản đã chi 62,63 tỷ USD mua gần 9.800 tỷ Yên nhằm hỗ trợ tỷ giá nội tệ. Tuy nhiên, sự can thiệp này chỉ giúp giữ cho đồng Yên tránh được việc tạo đáy mới, khó có thể đảo ngược xu hướng giảm giá.
Với việc Fed duy trì lãi suất ở mức cao nhất 23 năm là 5,25 – 5,5%/năm, trong khi BOJ đang áp dụng lãi suất 0%, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì và triển vọng hồi phục của đồng Yên sẽ còn mờ mịt.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Cơn ác mộng của Nhật Bản cũng tương tự như những gì các thị trường khác đang chứng kiến. Đó là các nhà đầu tư theo đuổi lãi suất cao hơn tại thị trường Mỹ, dẫn đến nhu cầu đồng USD tăng mạnh và đồng nội tệ của các thị trường khác yếu đi. Đa số đồng tiền của các quốc gia đều giảm giá đáng kể so với đồng bạc xanh trong thời gian qua. Do vậy, đối với các ngân hàng trung ương hiện nay, những nỗ lực đối phó với đồng USD đang mạnh không khác gì “trèo đèo, lội suối”.