Khả năng giảm lãi suất tiền gửi khó xảy ra
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, nếu Fed đưa ra quyết định giảm lãi suất trong tháng 9 này, USD sẽ tiếp tục giảm giá, áp lực với VND sẽ giảm đi, thậm chí có thể tăng giá. Điều này giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát tốt hơn, song nhược điểm là xuất khẩu sẽ chậm lại. Tỷ giá và lạm phát giảm, khiến Ngân hàng Nhà nước có thể nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, tức giảm lãi suất.
Các chuyên gia nghiên cứu Công ty Chứng khoán Shinhan cho rằng, Fed giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước sẽ không phải chịu nhiều áp lực về tỷ giá (khả năng tỷ giá VND/USD chỉ mất giá 0,5-1% trong năm 2025), cho phép Ngân hàng Nhà nước nới lỏng hơn chính sách tiền tệ, hạ thêm lãi suất điều hành. Ngân hàng Nhà nước có thể có thêm công cụ nới lỏng thông qua việc mua USD nhằm tăng dự trữ ngoại hối khi điều kiện thuận lợi.
“Năm 2024, có thể Fed chỉ giảm nhẹ lãi suất, hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ sớm hơn Fed, nên khả năng từ nay đến cuối năm, chính sách tiền tệ sẽ ổn định. Tuy nhiên, sang năm 2025, Fed được kỳ vọng sẽ giảm lãi suất lên tới 1,5%, khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ có dư địa để hạ 0,5-1% lãi suất điều hành trong năm 2025”, chuyên gia phân tích của Shinhan nhận định.
Dù vậy, việc lãi suất điều hành giảm có liên thông với lãi suất trên thị trường hay không lại là vấn đề khó nói.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
“Ngân hàng Nhà nước chưa tạo được cơ chế tác động từ lãi suất điều hành tới lãi suất thị trường 1 (dân cư). Lãi suất hai thị trường này chưa liên thông với nhau, không ảnh hưởng trực tiếp như tại thị trường Mỹ. Ví dụ, một số loại lãi suất như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu… không liên quan gì tới lãi suất thị trường. Thậm chí, từ đầu tháng 8 tới nay, Ngân hàng Nhà nước nhiều lần giảm lãi suất OMO, lãi suất chào thầu tín phiếu, nhưng lãi suất tiền gửi trên thị trường vẫn tăng. Điều này phản ánh cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đang có vấn đề”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận xét.
Do tác động truyền dẫn của lãi suất điều hành tới lãi suất thực của nền kinh tế lỏng lẻo, theo chuyên gia này, khả năng giảm lãi suất tiền gửi thời gian tới là khó xảy ra.
Nếu lãi suất cho vay nhích lên theo lãi suất huy động, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, bất chấp mong muốn nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước.
Vốn sẽ kẹt cứng nếu bất động sản vẫn trầm lắng
Kinh tế Việt Nam đang phục hồi ấn tượng sẽ kích thích cầu tín dụng tăng trở lại. Trong bối cảnh áp lực tỷ giá giảm và khả năng NHNN có thể giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới, theo đó, lãi suất cho vay có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn. Điều này không chỉ giúp giảm khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế.
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính (Học viện Tài chính)
Không chỉ phụ thuộc vào lãi suất, việc nới lỏng thêm chính sách tiền tệ có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 28/8 là 6,63% so với cuối năm 2023. Trước đó, tín dụng bật tăng mạnh trong tháng 5 và tháng 6, nhưng lại tăng trưởng âm trong tháng 7. Tín dụng phục hồi nhẹ trong tháng 8 chưa thực sự lạc quan.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
“Dòng vốn hiện nay gần như kẹt cứng, không chỉ do lãi suất, mà còn do các yếu tố khác. Ba đầu ra lớn nhất của tín dụng là xuất khẩu, bất động sản và tiêu dùng. Hiện nay, xuất khẩu đã bắt đầu có tín hiệu tích cực, song thị trường bất động sản vẫn đóng băng. Hơn nữa, cho vay doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải có tài sản đảm bảo là bất động sản.
Riêng cho vay tiêu dùng có thể không cần tài sản thế chấp, song đẩy mạnh tín dụng lĩnh vực này cũng đang khó khăn khi người dân thắt chặt chi tiêu. Kinh nghiệm cho thấy, cách để ngân hàng đẩy vốn ra nền kinh tế mạnh nhất, nhanh nhất, nhà băng yên tâm nhất là phục hồi thị trường bất động sản”, TS. Lê Xuân Nghĩa thẳng thắn nói.
Cuối tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Riêng với Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu phải chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu xây dựng những sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng, tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng, trong đó có gói tín dụng 140.000 tỷ đồng.
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), năm nay, tín dụng toàn hệ thống có thể tăng 12-13% với động lực tăng trưởng đến từ hoạt động sản xuất, xuất khẩu tích cực, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thị trường bất động sản hồi phục rõ nét hơn từ quý II/2024. Cho vay mua nhà vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng tín dụng bán lẻ trong thời gian tới, khi lãi suất ở mức thấp và thị trường bất động sản dần hồi phục.
PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân (Trường đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, không nên tìm mọi cách để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm nay. Tín dụng có thể tăng thấp hơn mục tiêu đề ra, miễn là chảy đúng hướng vào sản xuất, kinh doanh.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
“Không nên đánh đổi an toàn hệ thống để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá, nhất là khi nợ xấu đang là nỗi lo thường trực của toàn hệ thống”, ông Huân khuyến nghị.