Thực tế, các chỉ số chính đều tăng điểm sau khi có kết quả của khảo sát của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy hoạt động của lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ đã tăng trong tháng 8/2024, trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm vào tuần trước.
Tuy nhiên, đà giảm về cuối phiên đã nhấn chìm Dow Jone và S&P 500, trong đó, 8 trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500 giảm, dẫn đầu là sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe và công nghiệp.
Hiện giới đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu quan trọng nhất là bảng lượng phi nông nghiệp, dự kiến sẽ có thông báo vào ngày thứ Sáu, một yếu tố quan trọng có thể dẫn đến quyết định cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này của Fed.
Kết thúc phiên 5/9: Chỉ số Dow Jones giảm 219,22 điểm (-0,54%), xuống 40.755,75 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,66 điểm (-0,30%), xuống 5.503,41 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 43,36 điểm (+0,25%), lên 17.127,66 điểm.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Chứng khoán châu Âu giảm, khi các dữ liệu kinh tế trái chiều làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng toàn cầu.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,54% xuống 512,05 điểm, với các nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, hóa chất, hàng tiêu dùng đều giảm trên 1%.
Những lo lắng về kinh tế tiếp tục đè nặng lên tâm lý thị trường, khi sản lượng công nghiệp ở Đức tăng tốt hơn dự kiến trong tháng 7, nhưng doanh số bán lẻ của khu vực đồng euro lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Điều đó, kết hợp với một số dấu hiệu suy yếu trong thị trường lao động Mỹ, khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn trước dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp quan trọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có vào thứ Sáu.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Trong khi đó, chỉ số chuẩn của Pháp giảm 0,9% và ghi nhận giảm thứ ba liên tiếp, do lo ngại về sự suy thoái tiêu dùng ở Trung Quốc đè nặng lên cổ phiếu xa xỉ, vớii chỉ số ngành giảm hơn 3% với LVMH và Hermes giảm lần lượt 3,6% và 6,4%.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu tiện ích và bất động sản, vốn nhạy cảm với lãi suất là những nhóm ngành tăng hàng đầu, cả hai đều tăng hơn 1% khi các nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng các đợt cắt giảm lãi suất trong tháng này từ cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Kết thúc phiên 5/9: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 27,89 điểm (-0,34%), xuống 8.241,71 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 15,35 điểm (-0,08%), xuống 18.576,50 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 69,01 điểm (-0,92%), xuống 7.431,96 điểm.
Giá dầu thô ít thay đổi trong phiên thứ Năm, khi do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ cùng khả năng nguồn cung từ Libya tăng đã lấn át báo cáo tồn kho dầu của Mỹ giảm mạnh.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Kết thúc phiên 5/9, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,05 USD (-0,07%), xuống 69,15 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,01 USD (-0,03%), xuống 72,69 USD/thùng.