Hệ số thanh khoản được tính dựa trên khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của 1 cổ phiếu so với khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu đó, và khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của cố phiếu đó so với giao dịch của những cổ phiếu còn khác.
Thanh khoản là gì?
Thanh khoản (Tiếng anh là Liquidity) là một khái niệm được dùng trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn
Ý nghĩa của tính thanh khoản:
- Thể hiện sự linh hoạt và an toàn của một tài sản hay thị trường:
- Tài sản ngắn hạn hay lưu động có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít bị biến động trên thị trường
- Thị trường có tính thanh khoản cao là thị trường hoạt động năng động và hiệu quả.
Thanh khoản của thị trường chứng khoán - Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại từ chứng khoán thành tiền mặt.
- Chứng khoán có tính thanh khoản cao là chứng khoán dễ dàng mua đi, bán lại, giá cả ổn định theo thời gian.
- Tính thanh khoản của chứng khoán càng cao thì thị trường giao đó càng năng động và hiệu quả.
Công thức tính Hệ Số Thanh Khoản
Công thức: Hệ số thanh khoản = (A + Bx2)/3
Trong đó:
- A = (Khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần)/khối lượng đang lưu hành
- B = So sách Khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của tất cả các cổ phiếu và sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
- Nhà đầu tư nên tính hệ số thanh khoản để áp dụng trong trường hợp nắm giữ cổ phiếu vị thế ngắn hạn và trung hạn để có thể dễ dàng bán ra cổ phiếu khi cần.
Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
- Nếu nhà đầu tư nắm trong tay những cổ phiếu nhưng không thể bán ra được, đây được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tính thanh khoản chứng khoán:
- Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp: phản ánh tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh có ổn định và phát triển hay không. Cổ phiếu của doanh nghiệp lớn, doanh thu tăng trưởng tốt sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại doanh nghiệp nhỏ, tình hình kinh doanh không tốt thì cổ phiếu cũng có tính thanh khoản kém.
- Chính sách của Nhà nước: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phải chịu ảnh hưởng từ chính sách kinh tế vĩ mô và chịu tác động từ quy định của cơ quan quản lý. Do đó, chính sách của Nhà nước có thể gián tiếp ảnh hưởng tới tinh thanh khoản của cổ phiếu.
- Bên cạnh đó chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ví dụ: Năm 2007, chỉ thị số 03 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định khống chế dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% đã tạo ra tác động với thị trường chứng khoán. Chỉ số thị trường lao dốc, hàng loạt mã cổ phiếu giảm giá tuy nhiên nhà đầu tư không có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân hàng nên không thể mua vào ở thời điểm chỉ thị được ban hành.
- Tâm lý của các nhà đầu tư: Nhiều nhà đầu tư mắc phải tâm lý FOMO, khi thị trường khởi sắc nhà đầu tư có xu hướng tích cực tham gia vào thị trường hơn. Khi thị trường ở trạng thái down trend, nhà đâu tư có tâm lý hoang mang, dè dặt và cẩn trọng hơn.
Tóm lại, nhà đầu tư nên xem xét khả năng thanh khoản trước khi quyết định mua một cổ phiếu nhất định. Bên cạnh đó để hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư cũng cần có cơ chế phân bổ nguồn vốn phù hợp. Đây cũng là cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
Mọi chi tiết liên hệ:
Mr. Phương – 0967888655