Các chiến lược gia của JPMorgan cho biết, theo truyền thống, dân số già đi sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, tăng trưởng thu nhập thấp hơn và định giá của thị trường chứng khoán sẽ yếu hơn.
Trong khoảng thời gian 10 năm, các chiến lược gia tính toán rằng cứ 1% người trên 65 tuổi tăng thì lợi nhuận cổ phiếu hàng năm giảm 0,92%.
Với nhóm nhà đầu tư lớn tuổi muốn tiết kiệm cho khi nghỉ hưu, vốn đầu tư giảm dẫn đến ít đổi mới hơn. Điều đó cùng với tốc độ tăng trưởng chậm hơn của lực lượng lao động sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng thu nhập.
Các chiến lược gia cho biết: “Dân số trong nước già đi có thể làm giảm tăng trưởng thu nhập vì một số lý do. Điều này dẫn đến tăng trưởng lực lượng lao động chậm hơn, làm giảm tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy quá trình già hóa có thể làm giảm tăng trưởng đổi mới và năng suất lao động”.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Điều này đặc biệt đúng đối với các công ty có doanh thu từ hoạt động quốc tế. “Đối với các công ty có doanh thu lớn hơn từ nước ngoài, như các công ty đa quốc gia, tình trạng già hóa dân số toàn cầu có thể có hậu quả lớn hơn đối với tăng trưởng thu nhập so với tình trạng già hóa dân số địa phương”, các chiến lược gia cho biết.
Điều này đồng nghĩa với việc các chỉ số chứng khoán có vốn hóa nhỏ và vừa có thể sẽ chịu tác động lớn hơn từ tình trạng già hóa dân số địa phương so với các chỉ số có vốn hóa lớn.
Các chiến lược gia cho biết định giá của thị trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi người cao tuổi rút hết tiền hưu trí, tiền tiết kiệm quốc gia sẽ giảm, do đó làm tăng lợi suất trái phiếu. Dân số lớn tuổi cũng rút khỏi thị trường với tốc độ cao hơn, khiến giá cổ phiếu giảm.
Những xu hướng đó cộng với kỳ vọng tăng trưởng thu nhập thấp hơn sẽ lý giải cho việc định giá thấp hơn.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Tuy nhiên, các chiến lược gia cho biết có một điểm sáng. Đó là chăm sóc sức khỏe vì dân số lớn tuổi có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.
Các chiến lược gia cho biết: “Chúng tôi tìm thấy mối quan hệ tích cực rõ ràng giữa tình trạng già hóa và lợi nhuận vượt trội trong lĩnh vực này, hoàn toàn do tăng trưởng thu nhập nhanh hơn”.
Các chiến lược gia cho biết, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tăng 1% sẽ dẫn đến mức tăng 0,85% trong lợi nhuận của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn 10 năm.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Các chiến lược gia cũng lưu ý rằng xu hướng già hóa dân số sẽ không tác động đến các quốc gia như nhau. Tại Trung Quốc, tỷ lệ người cao tuổi trong dân số dự kiến sẽ tăng 7% trong thập kỷ tới. Trong khi đó, Mỹ sẽ chứng kiến mức tăng vừa phải hơn từ 18,1% lên 21,5%.