Mô Hình 3 Đỉnh – 3 Đáy Trong Giao Dịch Chứng Khoán Là Gì? Mẫu hình Triple Tops And Bottoms trong phân tích kỹ thuật đồ thị cổ phiếu và cách ứng dụng giao dịch.
Mô hình 3 đỉnh – Triple Top
Mô hình 3 đỉnh là gì?
- Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là mô hình giá chứng khoán dự báo đảo chiều sau khi thị trường có một xu hướng tăng trước đó. Mô hình này được hình thành từ 3 đỉnh giá có hình dáng giống như 3 ngọn núi liền nhau. Các đỉnh cao gần bằng nhau và xen kẽ giữa các đỉnh có 2 đáy tạm thời.
- Bản chất mô hình 3 đỉnh: Thường hình thành trong khoảng 3 đến 6 tháng. Trước khi xuất hiện đỉnh thứ ba, mẫu hình này trông giống với mô hình 2 đỉnh. Vì vậy, có thể nói, mô hình ba đỉnh là tiếp nối của mô hình hai đỉnh nên tín hiệu phát ra sẽ mạnh mẽ hơn so với mô hình 2 đỉnh, thậm chí chỉ đứng sau mô hình vai đầu vai.
Đặc điểm nhận dạng mô hình 3 đỉnh
Để nhận biết mô hình 3 đỉnh khá đơn giản. Cụ thể bạn chỉ cần nhớ những đặc điểm ngay sau đây:
- Ba đỉnh được tạo thành trong xu hướng tăng, sau đó bắt đầu giảm và cứ điều chỉnh lên xuống như vậy cho đến khi hình thành đỉnh thứ 3. Đường nằm ngang nối 3 đỉnh với nhau là đường kháng cự.
- Đường nằm ngang nối hai đáy tạm thời tạo thành đường cổ (neckline), cũng chính là đường hỗ trợ.
- Mô hình 3 đỉnh nằm ở cuối của một xu hướng tăng giá. Nó thường là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm.
- Mô hình 3 đỉnh chỉ được xác nhận sau khi giá đã hình thành ba đỉnh và đi xuống xuyên qua đường cổ (neckline). Lúc này, đường cổ chuyển vai trò từ đường hỗ trợ thành đường kháng cự.
Tuy nhiên, với một nhà giao dịch có khả năng phân tích kỹ thuật, dấu hiệu như thế là chưa đủ. Vì sau khi giá break out phá vỡ đường cổ thì nó thường quay lại test. Vậy nên, chỉ sau khi giá quay lại chạm mốc đường cổ một cách rõ ràng và đi xuống thì lúc này mô hình 3 đỉnh mới thực sự hình thành. Khi đó, phần trăm xác suất để giá đảo chiều đi xuống là rất cao.
Một số lưu ý với mô hình 3 đỉnh
Để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch với mô hình 3 đỉnh cần lưu ý một số điều sau:
- Khi đỉnh thứ 3 được tạo thành chưa chắc đây là dấu hiệu mô hình 3 đỉnh. Phải khi nào giá bắt đầu giảm xuống dưới mức hỗ trợ, mô hình mới được coi là đã hoàn thành. Đây cũng là tín hiệu về một đợt trượt giá có thể xảy ra sắp tới.
- Một khi mô hình được hoàn thành, các nhà giao dịch nên tham gia thị trường với vị thế bán hoặc thoát ra với vị thế mua.
- Tốt hơn hết là nên đặt lệnh cắt lỗ cho tất cả các giao dịch của mình và điểm cắt lỗ thường ở trên mức giá đỉnh cao nhất của mô hình, đây cũng chính là mức kháng cự.
Cách giao dịch chứng khoán với mô hình 3 đỉnh
Mặc dù không xuất hiện thường xuyên như mô hình 2 đỉnh và mô hình 2 đáy, nhưng Triple Top vẫn được coi là mẫu hình giá có tỷ lệ thành công cao.
Cách 1: Vào lệnh ngay khi mô hình được hình thành
- Ngay khi giá quay đầu đi xuống và phá vỡ đường cổ neckline, bạn có thể vào lệnh ngay. Thông thường, sau khi xác định được đường cổ, bạn chỉ cần đặt lệnh chờ sell stop, lệnh sẽ tự động được khớp khi giá giảm xuống chạm điểm phá vỡ.
Cách 2: Vào lệnh khi giá retest quay trở lại đường cổ Khi giá phá vỡ đường cổ thì vùng hỗ trợ này trở thành vùng kháng cự. Thường giá có khả năng quay trở lại test đường cổ rồi sau đó mới tiếp tục giảm. Điểm vào lệnh trường hợp này là điểm khi giá quay trở lại vùng kháng cự đường cổ.
- Nhìn vào hình minh họa ta thấy cả hai phương pháp đặt lệnh đều chung cách cắt lỗ (stop loss) và chốt lời (take profit). Cụ thể, stop loss là điểm đặt ở vị trí trên đường kháng cự một chút. Còn take profit là điểm nằm dưới đường hỗ trợ và cách đường hỗ trợ một đoạn bằng khoảng cách từ đỉnh đến đáy tạm thời.
Vậy nhiều người sẽ thắc mắc nên giao dịch theo cách nào thì hiệu quả nhất. Câu trả lời là tùy vào nhu cầu và mục tiêu của mỗi nhà đầu tư. Lời khuyên đưa ra là bạn nên thử từng chiến lược giao dịch khác nhau để từ đó rút ra kinh nghiệm riêng cho bản thân.
Mô hình 3 đáy – Triple Bottom
Mô hình 3 đáy là gì?
- Mô hình 3 đỉnh hay Triple Top là loại mẫu hình đồ thị giá chứng khoán xác định xu hướng đảo chiều của thị trường, bao gồm 3 đỉnh có hình dạng giống như 3 chữ V lật ngược ghép lại với nhau đi kèm với 2 đỉnh có dạng chữ A và một điểm breakout (điểm đột phá) trên đường kháng cự. Mẫu hình này thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm, là dấu hiệu cho thấy giá đang chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.
- Về bản chất thì mô hình 3 đáy và mô hình 3 đỉnh là một, chỉ khác là mô hình 3 đáy là ngược lại của mô hình ba đỉnh. Vậy nên, đặc điểm và cách nhận dạng cũng tương tự như “người anh em song sinh” của nó, mô hình 3 đáy cũng thường được hình thành trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.
Đặc điểm nhận dạng mô hình 3 đáy
- Tuy không phổ biến như mô hình 2 đáy hay mô hình 2 đỉnh nhưng mô hình 3 đáy Triple Bottom vẫn được coi là mô hình có tỷ lệ thành công cao, thậm chí chỉ đứng sau mô hình vai đầu vai. Đặc biệt với cấu tạo đặc biệt nên dễ dàng nhận dạng trên biểu đồ.
Trước khi hình thành đáy thứ 3 thì mô hình nến này thường có hình dạng giống mô hình 2 đáy (Double Bottom). Cụ thể:
- Giá đang trong một xu hướng giảm kéo dài, thị trường đảo chiều tăng và hình thành đáy 1 (Bottom 1). Sau đó, giá tiếp tục tăng rồi quay đầu giảm tạo đỉnh 1.
Tiếp đó, cung trên thị trường vẫn tăng nên giá quay đầu đi xuống và tạo đáy thứ 2 (Bottom 2). - Tương tự như vậy cho đến khi tạo nên đáy thứ 3 (Bottom 3) gần bằng 2 đáy trước.
- Đường nằm ngang đi qua 3 đáy chính là đường hỗ trợ.
- Đường thẳng nối 2 đỉnh gọi là đường cổ (neckline), có vai trò như đường kháng cự.
- Sau khi tạo ra đáy thứ 3, mô hình 3 đáy chỉ hoàn thành khi giá phá vỡ vùng kháng cự hay đường viền cổ. Lúc này đường kháng cự bị phá vỡ sẽ trở thành đường hỗ trợ tiềm năng và đôi khi giá sẽ kiểm định ( retest) mức hỗ trợ mới này với lần điều chỉnh đầu tiên.
- Như đã biết, mô hình 3 đáy là mô hình đảo chiều bao gồm nhiều nến. Thị trường đang có xu hướng giảm, khi gặp mô hình 3 đáy sẽ đảo chiều thành xu hướng tăng.
Kinh nghiệm cho thấy, phần biểu đồ hình 3 đáy thường xuất hiện là một bộ phận của mô hình Descending triangle (mô hình tam giác hướng xuống) hoặc mô hình Rectangle (mô hình chữ nhật).
Cách giao dịch chứng khoán với mô hình 3 đáy
Để đảm bảo giao dịch có lợi nhuận, nhà đầu tư nên đợi đến khi mô hình 3 đáy xuất hiện hoàn chỉnh. Sau đó có thể thực hiện giao dịch theo chiến lược sau:
Cách 1: Vào lệnh khi giá phá vỡ đường cổ, tức mô hình chính thức được hoàn thiện.
- Điểm vào lệnh ngay tại điểm giá đi cắt xuyên qua đường cổ.
- Điểm cắt lỗ (stop loss) đặt ở đáy số 3, nên để vượt qua bóng nến một chút để tránh bị săn cắt lỗ.
- Điểm chốt lời đặt trên đường kháng cự một đoạn bằng khoảng cách từ đáy đến đỉnh của mô hình.
- Trong trường hợp này, với các nhà giao dịch không có thời gian ngồi canh biểu đồ, chúng ta có thể sử dụng lệnh chờ mua giới hạn để giao dịch.
Cách 2: Vào lệnh sau khi giá quay lại ngưỡng hỗ trợ đường cổ hay đường kháng cự
Khi giá phá vỡ đường cổ thường giá sẽ quay trở lại retest đường cổ, lúc đó đường hỗ trợ đã thành đường kháng cự. Khi giá bắt đầu có dấu hiệu quay đầu giảm ta sẽ vào lệnh tại điểm này. Cụ thể:
- Vào lệnh ngay tại điểm giá quay lại Retest đường kháng cự như hình vẽ.
Cắt lỗ qua đáy số 3, nên để qua bóng nến để tránh quét cắt lỗ. Tương tự cách 1, - Điểm chốt lời Take profit của cổ phiếu đặt trên đường kháng cự một đoạn bằng khoảng cách từ đáy đến đỉnh của mô hình.
- Giao dịch theo cách này các nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao hơn cách 1 nhưng cũng có thể bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không Retest neckline.
Do đó, tùy hoàn cảnh và nhu cầu, các bạn nên thử giao dịch theo nhiều cách khác nhau để tìm ra chiến lược giao dịch mà bản thân cảm thấy tự tin thành công nhất.
Một số lưu ý với mô hình 3 đáy
Sau đây là một số điều mà bạn nên chú ý về mô hình 3 đáy để có thể lên kế hoạch giao dịch tốt hơn khi gặp mô hình này:
- Trước khi bắt đầu hình thành mô hình, thị trường bắt buộc phải ở xu hướng giảm.
Mô hình chỉ thật sự hoàn thiện khi giá breakout đường kháng cự sau khi hình thành đáy thứ 3. - Nếu đáy thứ 3 cao hơn đáy thứ 2 chứng tỏ xu hướng tăng sẽ càng mạnh mẽ hơn.
Đây là loại mô hình có thời gian hình thành lâu nhất trên thị trường, cần ít nhất 3 đến 6 tháng để hoàn thiện. Do đó, trong thời gian hình thành, ta có thể dễ nhầm nó sang mô hình 2 đáy. - Mức kháng cự của mô hình này sẽ được coi là đường cổ (neckline).
Mô hình giá nào cũng có sai số, vì vậy hãy luôn đặt cắt lỗ để bảo vệ tài khoản. - Trong thực tế, mô hình 3 đáy ít khi xuất hiện hơn mô hình 2 đáy nhưng mang lại hiệu quả lợi nhuận cao hơn.
Mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy, thực chất đây là biến thế của mô hình vai đầu vai, chỉ khác nhau là các đỉnh vai-đầu-vai đều bằng nhau, tức là chúng cùng mức giá.