Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 21/5 giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 88,4 – 90,42 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 11,8 USD lên 2.426,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và lùi về gần 2.415 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,50 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.251 đồng/USD, tăng 4 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.263 – 25.463 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 66.600 USD xuống 68.100 USD thì sang ngày hôm nay đã tăng vọt và lên trên 71.200 USD, trước khi hạ nhiệt về 70.800 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,69 USD (-0,86%), xuống 79,11 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,79 USD (-0,94%), xuống 82,95 USD/thùng.
VN-Index giảm không đáng kể
Sau phiên sáng giao dịch khá thận trọng, thanh khoản suy giảm thì giao dịch trong phiên chiều có phần khởi sắc hơn về mặt dòng tiền khi gia tăng mạnh so với phiên sáng.
Trong khi đó, chỉ số VN-Index có thời điểm thủng mốc 1.270 điểm, nhưng đã nhanh chóng bật trở lại và áp sát tham chiếu khi đóng cửa nhờ bảng điện tử cân bằng hơn.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 26,29 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 1.031 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 21/5: VN-Index giảm 0,44 điểm (-0,03%), xuống 1.277,14 điểm; HNX-Index tăng 0,72 điểm (+0,30%), lên 243,29 điểm; UpCoM-Index tăng 0,92 điểm (+0,99%), lên 94,45 điểm
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ phân hóa trong phiên thứ Hai (20/5), với Nasdaq nhích lên nhờ Nvidia và các cổ phiếu công nghệ. Trong khi Dow Jones suy giảm do ảnh hưởng của JPMorgan Chase.
Cổ phiếu Nvidia tăng hơn 2% sau nhiều nhận định lạc quan của các nhà phân tích, Một số công ty trên Phố Wall cũng nâng mục tiêu giá mục tiêu cho Nvidia.
Trong khi đó, cổ phiếu JPMorgan giảm 4,5%, sau khi khi CEO Jamie Dimon cho biết việc nghỉ hưu của ông có thể sớm hơn tuyên bố trước đó.
Kết thúc phiên 20/5: Chỉ số Dow Jones giảm 196,82 điểm (-0,49%), xuống 39.806,77 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,86 điểm (+0,09%), lên 5.308,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 108,91 điểm (+0,65%), lên 16.794,88 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm, khi các nhà đầu tư chậm lại trước khi có báo cáo kết quả kinh doanh của nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,31% xuống 38.946,93 điểm, sau khi tăng tới 0,7% trước đó trong phiên. Chỉ số Topix giảm 0,3% xuống 2.759,72 điểm.
“Đà tăng của Nikkei 225 không kéo dài khi các nhà đầu tư hạn chế mua vào trước khi Nvidia công bố kết quả kinh doanh vào thứ Tư”, Shigetoshi Kamada, tổng giám đốc tại bộ phận nghiên cứu tại Tachibana Securities, cho biết.
Phiên này, cổ phiếu nhà sản xuất điều hòa Daikin Industries giảm 4,68% trở thành lực cản lớn nhất đối với Nikkei 225. Theo sau là SoftBank Group mất 1,64%.
Các công ty bảo hiểm là điểm sáng, với MS &AD Insurance Group tăng 13,79% sau khi cho biết hôm thứ Hai rằng lợi nhuận ròng của tập đoàn được dự báo sẽ tăng 65% và họ sẽ mua lại tới 8,2% cổ phần trong năm nay.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, dẫn đầu bởi cổ phiếu chu kỳ khi các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản chưa mang lại sự chắc chắn, trong khi nhóm cổ phiếu hàng hóa bị chốt lời cũng gây sức ép thêm đối với thị trường.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,42% xuống 3.157,97 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,40% xuống 3.676,16 điểm.
Tác động của các động thái chính sách gần đây, bao gồm kế hoạch mua nhà tại các địa phương và một số các thành phố lớn, như loại bỏ các hạn chế mua nhà nhằm cải thiện doanh số bán nhà trên toàn quốc vẫn chưa chắc chắn, Fitch Ratings lưu ý.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Cổ phiếu kim loại màu bị chốt lời và giảm 3,3%, sau khi tăng điểm trong hai phiên vừa qua.
Chứng khoán Hồng Kông giảm do áp lực chốt lời gia tăng, cũng như ảnh hưởng của cổ phiếu Li Auto.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,12% xuống 19.220,62 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,07% xuống 6.82097 điểm.
Cổ phiếu nhà sản xuất xe điện Li Auto giảm 18,7%, mức giảm lớn nhất được ghi nhận, sau khi báo cáo lợi nhuận quý đầu tiên giảm giảm 37% xuống còn 591,1 triệu nhân dân tệ (81,7 triệu USD) trong bối cảnh cuộc chiến giảm giá chưa có hồi kết.
Các công ty cùng ngành cũng giảm với BYD giảm 4,1%, Geely mất 3,9% và Xpeng giảm 9,9%.
Trong số những cổ phiếu giảm điểm khác, Tencent mất 3,4% và JD.com mất 3,3%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi giới đầu tư bán chốt lời các cổ phiếu lớn sau đợt tăng gần đây.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 17,96 điểm, tương đương 0,65% xuống 2.724,18 điểm.
Hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm, với Samsung Electronics mất 0,63%, Posco Holdings giảm 1,87% và LG Chem giảm 1,8%.
Kết thúc phiên 21/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 122,75 điểm (-0,31%), xuống 38.946,93 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,18 điểm (-0,42%), xuống 3.157,97 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 415,60 điểm (-2,12%), xuống 19.220,62 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 17,96 điểm (-0,65%), xuống 2.724,18 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Chính sách tiền tệ khó đảo chiều đột ngột
Lãi suất tiết kiệm tăng và lãi suất liên ngân hàng nhiều thời điểm đi lên khiến thị trường liên tưởng tới khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ điều chỉnh lãi suất điều hành. Song theo dự báo của các tổ chức tài chính, NHNN sẽ tiếp tục duy trì lãi suất điều hành ở mức như hiện nay nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế..>>
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
– “Cổ đất” cơ hội từ năm bản lề 2024
Dù không kỳ vọng tăng trưởng đột biến trong năm 2024, nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản nhìn nhận, đây sẽ là năm bản lề, có sự hồi phục và khởi sắc dần..>>
– Dòng tiền đắn đo
VN-Index vừa qua có nhịp phục hồi, nhưng dòng tiền vẫn thận trọng khi thanh khoản chưa cao. Chỉ số được dự báo sẽ đi ngang và cơ hội chủ yếu dành cho nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm “chứng trường”..>>
– Nga tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu
Ngày 20/5, Chính phủ Liên bang Nga đã công bố nghị định cho biết lệnh cấm xuất khẩu xăng từ nước này đã được dỡ bỏ trong khoảng thời gian từ ngày 20/5 đến ngày 30/6..>>