Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay giảm 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra, hiện đứng ở mức 77,48 – 80,00 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 23,4 USD lên 2.350,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều và chỉ khi giảm về 2.330 USD/ounce mới chững lại vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,21 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.246 đồng/USD, giảm 15 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.218 – 25.458 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ từ 68.500 USD lên 69.000 USD thì sang ngày hôm nay đã chững lại và giằng co nhẹ, trước khi có nhịp lùi về 68.700 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,31 USD (-1,77%), xuống 72,91 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,21 USD (-1,56%), xuống 77,14 USD/thùng.
VN-Index tăng nhẹ
Sau phiên sáng nhích nhẹ, thị trường bước vào phiên chiều với sự thận trọng cao hơn, với áp lực cung có phần gia tăng khiến bảng điện tử đảo chiều với số mã giảm chiếm ưu thế hơn.
Trong khi đó, nhóm bluechip phân hóa mạnh khiến VN-Index dần hạ độ cao về cuối phiên và đóng cửa chỉ còn tăng nhẹ, thanh khoản cũng có sự sụt giảm so với phiên trước đó.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 8,52 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 155,57 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 4/6: VN-Index tăng 3,52 điểm (+0,28%), lên 1.283,52 điểm; HNX-Index giảm 0,4 điểm (-0,16%), xuống 244,32 điểm; UpCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,07%), lên 97 điểm.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên thứ Hai (3/6), khi cổ phiếu Nvidia tiếp tục là điểm tựa cho S&P 500 và Nasdaq, trong khi dữ liệu về hoạt động sản xuất thu hẹp đè nặng lên Dow Jones.
Sự chú ý hiện của thị trường chuyển sang những dữ liệu mới sẽ có trong tuần này, bao gồm các cuộc khảo sát về lĩnh vực dịch vụ, đơn đặt hàng của nhà máy và bảng lương phi nông nghiệp. Những con số sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư manh mối về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và những hành động tiếp theo của Fed.
Kết thúc phiên 3/6: Chỉ số Dow Jones giảm 115,29 điểm (-0,30%), xuống 38.571,03 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,89 điểm (+0,11%), lên 5.283,40 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 93,65 điểm (+0,56%), lên 16.828,67 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư thực hiện chốt lời sau khi tăng gần đây.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,22% xuống 38.837,46 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,39% xuống 2.787,02 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 đã leo lên mức cao nhất mọi thời đại là 41.087,75 điểm vào ngày 22/3, nhưng đã rút điều chỉnh từ tháng Tư, trước khi trở lại ngưỡng quan trọng 39.000 điểm vào tháng Năm, nhưng đã không duy trì được sức bật.
Tuy nhiên, Nikkei 225 vẫn ghi nhận mức tăng 16% trong năm nay, với các nhà phân tích dự báo chỉ số này sẽ sẽ chạm gần ngưỡng 40.750 điểm vào cuối năm nay.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi giới đầu tư tiếp tục đặt kỳ vọng về xu hướng sắp tới của thị trường.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,41% lên 3.091,20 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,75% lên 3.615,67 điểm.
Nhà kinh tế học David Chao, chiến lược gia thị trường toàn cầu của Invesco khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết: “Chúng tôi bắt đầu thấy nhiều ‘chồi xanh’ hơn ở Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành các biện pháp kích thích đối với lĩnh vực bất động sản”.
Dự kiến trong thời gian tới, sẽ có nhiều hơn nữa biện pháp hỗ trợ thị trường được Chính phủ Trung Quốc triển khai. Điều đó có thể tạo tác động tới các thị trường châu Á và tương quan giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi lực mua bắt đáy mạnh xuất hiện sau đợt điều chỉnh kéo dài hai tuần, trong bối cảnh có dấu hiệu ổn định trong lĩnh vực bất động sản đang của Trung Quốc, cùng với hy vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ ngày càng tăng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,22 lên 18.444,11 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,34% lên 6.554,32 điểm.
Các cổ phiếu đáng chú ý như Meituan tăng 4,1%, trước khi có báo cáo kết quả kinh doanh vào cuối tuần này.
Các nhà phát triển bất động sản Longfor đã tăng 3,3% và Hang Lung Property tăng 2,3%.
Chứng khoán Hàn Quốc hạ nhiệt sau khi tăng mạnh trong phiên trước đó, cũng như diễn biến trái chiều trên Phố Wall đêm qua khiến giới đầu tư thận trọng hơn.
Đóng cửa, Chỉ số Kospi giảm 20,42 điểm, tương đương 0,76% xuống 2.662,10 điểm. Hầu hết các bluechips đều mất điểm, với Samsung Electronics giảm 0,53% và SK hynix giảm 0,46%.
Cổ phiếu tài chính cũng thoái lui, với KB Financial mất 2,14% và Shinhan Financial giảm 3,4%.
Ngược lại, cổ phiếu pin và dược phẩm tăng, với LG Energy Solution tăng 1,36% và Celltrion tăng 5,08%.
Kết thúc phiên 4/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 85,57 điểm (-0,22%), xuống 38.837,46 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 12,71 điểm (+0,41%), lên 3.091,20 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 41,07 điểm (+0,22%), lên 18.44,11 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 20,42 điểm (-0,76%), xuống 2.662,10 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
– Khó tăng lãi suất điều hành
Các chuyên gia kinh tế dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giữ lãi suất ổn định trong thời điểm hiện tại, dù trên thị trường có những đồn đoán về việc tăng lãi suất điều hành..>>
– Ngành quản lý tài sản toàn cầu: Cuộc chơi tỷ đô của các ‘ông lớn’
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Những “ông lớn” trong ngành quản lý tài sản toàn cầu đã chứng minh được khả năng thích ứng và dẫn đầu thị trường nhờ chiến lược kinh doanh thông minh và đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ..>>
– Thị trường chứng khoán: Cơ hội lớn trong nửa cuối năm
Chỉ số VN-Index có nhiều cơ hội tăng lên vùng 1.350 – 1.400 điểm trong giai đoạn nửa cuối năm, kèm theo đà tăng giá trên diện rộng các cổ phiếu..>>
– Việc cắt giảm lãi suất của ECB sẽ là điểm sáng hiếm hoi ở khu vực đồng Euro
Việc cắt giảm lãi suất trong tuần này là một cột mốc quan trọng đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)..>>