Chỉ số chung tạo nền tích lũy
Tổng kết tuần giao dịch từ 17 – 21/6/2024, thị trường có 2 sự kiện được giới đầu tư chú ý là ngày đáo hạn phái sinh VN30 và cơ cấu quỹ ETF cuối quý II. VN-Index theo đó giằng co mạnh dưới ngưỡng 1.290 điểm, cùng với sự phân hóa cao giữa các nhóm ngành. Chỉ số chung đóng cửa tuần tại 1.282,02 điểm, gần như không thay đổi so với mức mở cửa đầu tuần, nhưng tăng nhẹ so với cuối tuần trước đó.
Thanh khoản duy trì xu hướng tăng trên nền cao của tuần liền trước, xoay quanh mức 24.000 tỷ đồng/phiên. Tuy vậy, kết hợp với diễn biến giằng co tại ngưỡng kháng cự, mức thanh khoản này vẫn cho thấy tâm lý phân vân của thị trường.
Ở góc nhìn tích cực, VN-Index thoái lui trước ngưỡng cản 1.300 điểm trước áp lực chốt lời đồng loạt trên diện rộng, nhưng thanh khoản trung bình trên toàn thị trường gia tăng thể hiện lực cầu duy trì ổn định, hấp thụ được áp lực bán ra.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Với diễn biến hiện tại, có thể nhận định VN-Index đang tạo nền tích lũy trong vùng giá 1.270 – 1.285 điểm. Áp lực chủ yếu đến từ việc khối ngoại bán ròng tuần thứ 6 liên tiếp, với giá trị bán ròng gia tăng. Do đó, một nhịp tích lũy nữa tại nền giá hỗ trợ là cần thiết để VN-Index mở ra cơ hội kiểm nghiệm ngưỡng 1.300 điểm trong thời gian còn lại của tháng 6.
Trong giai đoạn tích lũy hiện tại, chiến lược ưu tiên nắm giữ cổ phiếu đang có lợi nhuận dương để chờ vượt cản mạnh đang được ưu tiên. Mặt khác, nhà đầu tư có thể chú ý thêm các cổ phiếu bluechips được kỳ vọng sẽ có kết quả kinh doanh quý II/2024 khả quan trong các ngành như ngân hàng, chứng khoán, thép, dầu khí, điện, nhằm tận dụng nhịp điều chỉnh kỹ thuật của thị trường chung.
Ngành thép – Hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi trong và ngoài nước
Kết thúc quý I/2024, các doanh nghiệp đầu ngành thép như Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tập đoàn Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG)… đều ghi nhận kết quả tăng trưởng ấn tượng nhờ nhu cầu hồi phục từ cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhu cầu nội địa tăng nhờ xây dựng hạ tầng và xây dựng dân dụng được đẩy mạnh. Năm 2024, dự toán chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng 32,2% tổng chi ngân sách nhà nước, khoảng hơn 677.000 tỷ đồng, chưa kể số dư từ năm 2023 chuyển sang. Đây là mức cao trong các năm trở lại đây.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Thị trường bất động sản cũng cho thấy dấu hiệu phục hồi từ phân khúc tầm trung, khi các dự án được mở bán có mức độ hấp thụ tốt. Về cơ bản, nhu cầu mua nhà để ở của người dân vẫn luôn hiện hữu và các dự án phân khúc tầm trung luôn phản ánh được sức khoẻ của ngành bất động sản.
Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Thép Thế giới, năm 2024, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng 1,9%, đạt 1.849 triệu tấn, trong đó nhu cầu thép tại ASEAN, châu Âu, Mỹ dự kiến tăng lần lượt 5,2%, 5,8% và 1,6% so với năm 2023 nhờ nhu cầu từ xây dựng hạ tầng. Trong quý đầu năm 2024, xuất khẩu các mặt hàng thép của Việt Nam, bao gồm cả thép thô và thành phẩm tăng hơn 30%, cho thấy triển vọng xuất khẩu của ngành thép.
Đặc biệt, ngày 14/6/2024, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1535/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép HRC Trung Quốc và Ấn Độ cũng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là hợp lệ và sẽ tiến hành thẩm định. Trước đây, các sản phẩm thép mạ được áp thuế chống bán phá giá (đã hết hạn vào cuối năm 2023), nên việc điều tra có thể sẽ được diễn ra nhanh hơn do đã có tiền lệ.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Đây là thông tin tích cực đối với các doanh nghiệp thép mạ khi được bảo vệ bởi một hàng rào thuế quan, nếu mức thuế chống bán phá giá được xác định. Việc Nhà nước áp dụng các biện pháp tự vệ cho ngành thép có thể giúp phát triển ngành thép nội địa và tạo cơ sở để các doanh nghiệp thép phục hồi sau thời gian sụt giảm lợi nhuận.