Báo cáo của Bộ Thương mại cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ tăng 0,7% trong tháng 7 so với dự báo tăng 0,4%, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn rất mạnh mẽ.
Sau dữ liệu, các nhà giao dịch đặt cược vào việc tạm dừng tăng lãi suất của Fed vào tháng tới vẫn giữ nguyên ở mức 89%, nhưng các nhà phân tích cho biết các nhà đầu tư lo lắng lãi suất có thể bị giữ mức hiện tại lâu hơn dự đoán.
Các ngân hàng đã nhìn thấy gánh nặng của áp lực bán tháo, khi các nhà đầu tư ngày càng lo lắng hơn về lãi suất. Đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã bị đảo ngược trong hơn một năm, với trái phiếu dài hạn mang lại lợi suất thấp hơn các trái phiếu ngắn hạn. Tình trạng dai dẳng này gây áp lực lên lợi nhuận mà các ngân hàng có thể kiếm được từ các khoản vay.
Một báo cáo cho biết cơ quan xếp hạng Fitch có thể sắp hạ cấp tín nhiệm nhiều ngân hàng. Cổ phiếu của các ngân hàng lớn theo đó đều lao dốc, với JPMorgan Chase giảm 2,5%, Bank of America giảm 3,2% và Wells Fargo giảm 2,3%.
“Câu chuyện từ Fitch về khả năng hạ bậc tín nhiệm đối với nhiều ngân hàng Mỹ đang đè nặng lên tâm lý thị trường và kết hợp với số liệu doanh số bán lẻ cao hơn so với ước tính, khiến những điều này làm tăng thêm khả năng cho kịch bản lãi suất kéo dài từ Fed”, Michael James, giám đốc điều hành giao dịch cổ phiếu tại Wedbush Securities, cho biết.
Cổ phiếu của các tổ chức cho vay địa phương như PacWest Bancorp, Zions Bancorp và Ngân hàng Western Alliance giảm từ 3,7% đến 4,5% sau đề xuất cải tổ quy định mới nhất của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Chỉ số ngân hàng S&P 500 theo đó chạm đáy một tháng, giảm 2,75%, trong khi chỉ số ngân hàng khu vực KBW cũng lao dốc 3,4%.
Trong một diễn biến khác, cổ phiếu của VinFast của nhà sản xuất xe điện EV tại Việt Nam đã tăng vọt trong phiên ra mắt trên sàn Nasdaq và đóng cửa tăng gần 69% ở mức 37,06 USD/cổ phiếu và định giá tương đương ở mức 85 tỷ USD, lớn hơn vốn hóa thị trường của Ford ở mức 48 tỷ USD và giá trị thị trường chứng khoán của General Motors với 46 tỷ USD.
Kết thúc phiên 15/8: Chỉ số Dow Jones giảm 361,24 điểm (-1,02%), xuống 34.946,39 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 51,86 điểm (-1,16%), xuống 4.437,86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 157,28 điểm (-1,14%), xuống 13.613,05 điểm.
Giá dầu thô giảm do chịu tác động từ dữ liệu về bán lẻ và sản lượng công nghiệp cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc vẫn đang chậm lại, cộng thêm lo ngại rằng việc Bắc Kinh bất ngờ cắt giảm lãi suất cơ bản không đủ để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
Kết thúc phiên 15/8, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 1,52 USD/thùng (-1,8%), xuống 80,99 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,32 USD/thùng (-1,5%), xuống 84,89 USD/thùng.