“Nếu chúng ta đang nghĩ về việc áp lực lạm phát giảm bớt trong tương lai, một môi trường mà Fed có thể chậm lại hoặc thậm chí ngừng tăng lãi suất nhưng vẫn thấy tăng trưởng kinh tế tích cực, chúng ta đã có kịch bản Goldilocks này diễn ra”, Steve Wyett, chiến lược gia đầu tư trưởng tại BOK Financial cho biết.
Kịch bản Goldilocks là thuật ngữ để chỉ lạm phát được kiểm soát mà không gây ra suy thoái kinh tế. Đó là một trạng thái nền kinh tế mà tăng trưởng không quá nóng – có thể khiến lạm phát vượt tầm kiểm soát nhưng cũng không quá lạnh (tăng trưởng chậm) khiến nền kinh tế trì trệ và có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Đáng chú ý nhất phiên này là cổ phiếu của Target tăng 17,8%, sau khi nhà bán lẻ lớn dự báo lợi nhuận quý IV tích cực, nhờ vào chi phí chuỗi cung ứng giảm bớt.
Triển vọng tươi sáng đã nâng cổ phiếu của các nhà bán lẻ khác bao gồm Macy’s và Kohl’s, và giúp chỉ số hàng tiêu dùng thiết yếu S&P 500 tăng 0,6%.
Hỗ trợ thêm đến từ việc Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật chi tiêu tạm thời để ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, với sự ủng hộ rộng rãi từ các nhà lập pháp từ cả hai đảng.
Trọng tâm theo dõi hiện tại của giới đầu tư là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên sau một năm vào thứ Tư, cho các cuộc đàm phán có thể giảm bớt căng thẳng giữa các siêu cường về vấn đề xung đột thương mại, nạn buôn bán ma túy và trí tuệ nhân tạo.
Kết thúc phiên 15/11: Chỉ số Dow Jones tăng 163,51 điểm (+0,47%), lên 34.991,21 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,18 điểm (+0,16%), lên 4.502,88 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 9,45 điểm (+0,06%), lên 14.103,84 điểm.
Chứng khoán châu Âu đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một tháng, khi các nhà đầu tư lạc quan với những dữ liệu lạm phát chậm lại ở các nền kinh tế lớn, củng cố kỳ vọng chấm dứt chu kỳ thắt chặt chính sách của các ngân hàng trung ương.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,41% lên 454,47 điểm.
Chỉ một ngày sau khi báo cáo lạm phát giảm tốc của Mỹ ủng hộ quan điểm rằng Fed có thể đã hoàn thành việc tăng lãi suất, dữ liệu mới cho thấy lạm phát của Anh cũng hạ nhiệt hơn dự kiến trong tháng 10.
“Bức tranh lạm phát tốt hơn được vẽ bởi cả Anh và Mỹ cho thấy chúng ta có thể bắt đầu thấy một sự thay đổi cơ bản trong các quyết định đầu tư, với điều tồi tệ nhất hiện nay có khả năng đã qua đối với cả trái phiếu và cổ phiếu”, Stuart Cole, nhà kinh tế vĩ mô trưởng tại Equiti Capital cho biết.
Trong khi đó, chỉ số giá bán buôn của Đức đã giảm mạnh nhất trong gần ba năm rưỡi vào tháng 10, một dấu hiệu khác cho thấy áp lực lạm phát giảm bớt ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Phiên này, nhóm cổ phiếu công nghệ nhạy cảm với lãi suất tăng 2,1%, trong khi cổ phiếu khai thác mỏ tăng 1,5% nhờ dõi giá kim loại đi lên.
Ở những cổ phiếu riêng lẻ, cổ phiếu nhà sản xuất chip Infineon của Đức tăng 9,7% sau khi ước tính doanh thu năm 2023 cao hơn dự kiến.
Siemens Energy cho biết họ có thể rút khỏi một số thị trường và sản phẩm kinh doanh tuabin gió đang gặp khó khăn, nâng cổ phiếu lên 8,8%.
Trong khi đó, Alstom giảm 15%m sau khi nhà sản xuất tàu hỏa cho biết họ sẽ cắt giảm việc làm, bán tài sản, xem xét tăng vốn và đề xuất không trả cổ tức cho năm tài chính hiện tại.
Kết thúc phiên 15/11: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 46,44 điểm (+0,62%), lên 7.486,91 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 133,74 điểm (+0,86%), lên 15.748,17 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 23,93 điểm (+0,33%), lên 7.209,61 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản tăng vọt, lần đầu tiên vượt qua mức tâm lý 33.000 điểm trong gần hai tháng, nhờ các doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh mạnh mẽ và tỷ lệ đặt cược cao hơn vào việc Fed đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,52% lên 33.519,70 điểm. Chỉ số Topix rộng tăng 1,19% lên 2.373,22 điểm.
“Đối với Nikkei 225, mức cản tâm lý trên 32.000 điểm đã hoàn toàn được chinh phục sau CPI của Mỹ được công bố. Đồng thời, việc mua cổ phiếu tập trung xung quanh các công ty công bố lợi nhuận thuận lợi cũng đã tác động lớn tích cực đến thị trường hôm nay”, Kazuo Kamitani, chiến lược gia cổ phiếu tại Nomura Securities, cho biết.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Nhưng với mùa báo cáo kết quả kinh doanh đã kết thúc ở cả Nhật Bản và Mỹ, trọng tâm của thị trường sẽ tập trung vào triển vọng chính sách tiền tệ, Kamitani nói thêm.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi các nhà giao dịch đón nhận dữ liệu lạm phát của Mỹ hạ nhiệt, có khả năng chấm dứt các đợt tăng lãi suất của Fed cũng như chương trình hỗ trợ ngành bất động sản mới trị giá 137 tỷ USD.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,55% lên 3.072,83 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,7% lên 3.607,25 điểm.
Trung Quốc dự kiến cấp ít nhất là 1.000 tỷ nhân dân tệ (hơn 137 tỷ USD) các khoản vay lãi suất thấp cho việc cải tạo các ngôi làng ở đô thị và các chương trình nhà ở giá rẻ, trong nỗ lực mới nhất nhằm vực dậy thị trường bất động sản.
Việc bơm tiền này được cho là sẽ bổ sung vào danh sách dài các biện pháp từng phần được Trung Quốc công bố để hỗ trợ nền kinh tế và thị trường tài chính, Chetan Seth, chiến lược gia cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương tại Nomura, cho biết trong một lưu ý.
Các hoạt động kinh tế cũng có dấu hiệu cải thiện, với doanh số bán lẻ, thước đo của chỉ số tiêu dùng đã tăng 7,6% trong tháng 10, cao hơn từ mức tăng 5,5% trong tháng 9 và đạt mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 5.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tăng 4,6%, cao hơn dự báo.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm nay cũng đã bơm ròng 600 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng để tăng thanh khoản.
Chứng khoán Hồng Kông tăng tới gần 4%, lạm phát hạ nhiệt ở Mỹ củng cố kỳ vọng rằng việc tăng lãi suất của Fed có thể đã chấm dứt, trong khi tâm lý cũng được thúc đẩy bởi kế hoạch bơm vốn 137 tỷ USD của Đại lục cho thị trường bất động sản giá rẻ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 3,92% lên 18.079,00 điểm, mức tăng tốt nhất kể từ ngày 1/3. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 4,02% lên 6.204,22 điểm.
Chỉ số công nghệ tăng 4,4%, với Alibaba Group tăng 5,1%, Meituan tăng 4,6%, Baidu tăng 5%, Tencent tăng 4,8% và JD.com tăng 6,4%.
Cổ phiếu bất động sản Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông đã tăng hơn 5% sau tin tức Trung Quốc cung cấp 1.000 tỷ nhân dân tệ (hơn 137 USD) tài trợ lãi suất cho nhà ở giá rẻ.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng vọt hơn 2% được hỗ trợ bởi sự lạc quan từ dữ liệu lạm phát chậm lại của Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 53,42 điểm, tương đương 2,2% lên 2.486,67 điểm.
“Dữ liệu lạm phát của Mỹ lạc quan hơn dự kiến, trong khi các chỉ số kinh tế ở Trung Quốc cũng vượt qua các dự báo, cung cấp động lực cho thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên hôm nay”, Huh Jae-hwan, nhà phân tích tại Eugene Investment Securities, cho biết.
Trong số các cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 1,98% và SK Hynix tăng 3,15%, nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 3,32%.
Kết thúc phiên 15/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 823,77 điểm (+2,52%), lên 33.519,70 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,76 điểm (+0,55%), lên 3.072,83 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 682,13 điểm (+3,92%), lên 18.079,00 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 53,42 điểm (+2,20%), lên 2.486,67 điểm.
Giá dầu thô giảm khi tồn kho dầu thô của Mỹ tăng lớn hơn dự kiến, sản lượng kỷ lục tại nhà sản xuất lớn nhất thế giới, và lo ngại về nhu cầu ở châu Á chậm lại.
Kết thúc phiên 15/11, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 1,6 USD/thùng (-2%), xuống 78,09 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,29 USD/thùng (-1,6%), xuống 76,66 USD/thùng.