Song, có rất nhiều trường hợp quản trị được cho là “tốt” hóa ra lại là “một quả táo thối” khi các báo cáo dễ dàng che giấu những điểm yếu nguy hiểm trong quản trị và quản lý thực tế.
Cách tiếp cận thụ động này đã không ngăn được những cuộc khủng hoảng quản trị diễn ra tại nhiều doanh nghiệp lớn trước đó như Enron, WorldCom, Lehman Brothers … và gần đây là Signa.
Một số công ty xếp hạng ESG dường như không thực sự phát hiện ra vấn đề quản trị kém, chẳng hạn Sustainalytics – công ty nghiên cứu, dữ liệu và xếp hạng ESG uy tín quốc tế – đưa ra xếp hạng “rủi ro không đáng kể” (đánh giá 6,7/10 điểm) đối với Signa – một công ty bất động sản của Áo đã vỡ nợ, gây ra khoản lỗ 679 triệu USD tại ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ Julius Baer.
Khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, các chuyên gia IR có thể tạo lập niềm tin vững chắc hơn cho doanh nghiệp của họ bằng cách công bố nhiều lĩnh vực quản trị có thể định lượng hơn như quản lý rủi ro.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Rủi ro pháp lý và rủi ro thanh khoản
Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu trên thế giới đều yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo các vụ việc pháp lý đang diễn ra và các khoản tiền phạt mà những doanh nghiệp này có nguy cơ phải trả hàng năm (thường được trả bằng tiền mặt, có thể lên tới hàng tỷ USD, từ đó ảnh hưởng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Một tỷ lệ đơn giản có thể giúp xem xét rủi ro pháp lý, được tính bằng số tiền phạt có thể xảy ra năm trước chia cho tài sản lưu động trong năm tới, nếu tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức 0,1 thì đó sẽ là cảnh báo đỏ đối với các nhà đầu tư.
Báo cáo chi tiết về quản lý rủi ro
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Báo cáo chi tiết về kết quả và quy trình quản lý rủi ro là một cách để khơi dậy niềm tin của nhà đầu tư, đặc biệt tại các ngành, lĩnh vực thường xuyên phải đối mặt với nhiều lớp rủi ro như khai thác mỏ, dầu khí, hàng không và ngân hàng nên trình bày chi tiết các quy trình và nguồn lực để quản lý những rủi ro này.
Đơn cử, trong hồ sơ gửi lên SEC, ExxonMobil dự kiến sẽ chi 8,2 tỷ USD để xử lý các rủi ro môi trường và giảm lượng khí thải.
Về bản chất, càng có nhiều dữ liệu định lượng và chi tiết về quản lý rủi ro thì càng tốt. Kết quả và xu hướng trong quá khứ được nhà đầu tư quan tâm bao gồm: Lịch sử nộp phạt và khu vực nộp phạt; các biện pháp giảm thiểu rủi ro và kết quả; xu hướng về tiền phạt hoặc các vấn đề pháp lý; rủi ro môi trường (đối với các ngành công nghiệp); theo dõi danh tiếng, thương hiệu doanh nghiệp; báo cáo quản trị hàng năm và cập nhật trong báo cáo quý các loại rủi ro như rủi ro tài chính (thanh khoản, tín dụng, giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát), rủi ro hệ thống – vĩ mô (bao gồm cả chính trị), rủi ro pháp lý, rủi ro an ninh mạng (bao gồm kế hoạch dự phòng vi phạm dữ liệu), rủi ro sự cố nghiêm trọng; quy trình kiểm soát chất lượng trong mọi hoạt động (từ nghiên cứu và phát triển… đến sản xuất, phân phối); các hành động và lộ trình giảm thiểu rủi ro trong tương lai, dự báo về rủi ro có thể định lượng được.
Trong khi các doanh nghiệp mô tả những rủi ro này một cách chi tiết trong hồ sơ gửi lên SEC, rất nhiều rủi ro được mô tả bằng thuật ngữ pháp lý và phi định lượng. Để gây ấn tượng với các nhà đầu tư, các chuyên gia IR nên coi quản trị giống như bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào khác, sử dụng biểu đồ và theo dõi định lượng để chứng minh khả năng quản trị của doanh nghiệp mình.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Nói thường dễ hơn làm, nhưng thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào tập trung vào các lĩnh vực mà các cổ đông của họ thực sự quan tâm sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.