Khối ngoại thoái lui
Theo tính toán của Financial Times dựa trên dữ liệu từ chương trình giao dịch Stock Connect của Hồng Kông (Trung Quốc), đầu tư ròng nước ngoài vào cổ phiếu niêm yết tại Trung Quốc trong năm 2023 ở mức thấp nhất 8 năm qua, chỉ là 30,7 tỷ nhân dân tệ, dù có thời điểm đạt 235 tỷ nhân dân tệ (33 tỷ USD).
Các nhà đầu tư quốc tế đã “quay xe”, liên tục bán ròng kể từ tháng 8/2023, khi nhà phát triển Country Garden không thanh toán được trái phiếu – cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản.
Trong tháng cuối năm 2023, cổ phiếu Trung Quốc vẫn có diễn biến kém hơn cổ phiếu toàn cầu, dù dữ liệu kinh tế dần tích cực hơn, mối quan hệ với Mỹ có dấu hiệu “tan băng”, lãi suất được cắt giảm…
Bà Alicia García-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Natixis cho biết: “Tôi không có lý do gì giải thích cho việc rút ròng này, ngoài việc các nhà đầu tư về cơ bản đã từ bỏ thị trường với quan điểm không thấy mặt tích cực”.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2023, thị trường chứng khoán Trung Quốc ghi nhận dòng vốn nước ngoài hàng năm nhỏ nhất kể từ năm 2015 – năm đầu tiên của chương trình Stock Connect (kết nối chứng khoán). Thực tế cho thấy, kế hoạch giao dịch xuyên biên giới, bao gồm Hồng Kông, là kênh chủ đạo mà qua đó các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch cổ phiếu niêm yết ở đại lục, nhưng những tháng gần đây chuyển từ mua ròng sang bán ròng vì lo ngại về cuộc khủng hoảng bất động sản và số liệu tăng trưởng kinh tế không như kỳ vọng.
Khối nội có “tay chơi” mới
Z-Ben Advisors, một công ty tư vấn có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc cho biết trong một báo cáo công bố mới đây, các nhà đầu tư tổ chức đang gia tăng lượng nắm giữ cổ phần thông qua quỹ ETF và hoạt động này đã mở rộng “đội quốc gia”.
Thuật ngữ “đội quốc gia” được dùng để mô tả các tổ chức lớn, trực thuộc nhà nước có động thái can thiệp nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán và nay còn được dùng để mô tả các tổ chức đằng sau dòng vốn ồ ạt đổ vào một số quỹ ETF hồi tháng 8/2023.
Trong báo cáo mới nhất của mình, Z-Ben Advisors lần đầu tiên ghi nhận sự tham gia thị trường chứng khoán Trung Quốc của không ít nhà đầu tư tổ chức mới, bao gồm công ty quản lý tài sản China Reform Holdings, công ty bảo hiểm China Life và New China Life. Ngoài ra, trái ngược với hoạt động mua trước đó, hoạt động mua mới nhất tập trung vào một số lĩnh vực. Chẳng hạn, China Reform Holdings đã bơm hàng trăm triệu nhân dân tệ vào các quỹ ETF công nghệ nhắm vào “cổ phiếu A” của Trung Quốc đại lục.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Trước đó, số liệu trong một báo cáo của Z-Ben Advisors về thị trường ETF của Trung Quốc được công bố tháng 9/2023 cho thấy, quy mô thị trường này đã tăng lên 2.000 tỷ nhân dân tệ (280 tỷ USD).
Tuy dòng vốn từ những “tay chơi” mới vẫn còn khiêm tốn và không thể được hiểu là một nỗ lực nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán, nhưng diễn biến trên có tác động đến các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng quỹ ETF để tiếp cận thị trường cổ phiếu Trung Quốc.
Theo ông Phillip Wool, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Rayliant Global Advisors, hầu hết nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường cổ phiếu Trung Quốc quan tâm đến những cái tên quen thuộc như Alibaba hay Tencent, mặc dù các công ty này được niêm yết ở ngoài nước – ở Mỹ dưới dạng chứng chỉ lưu ký, ở Hồng Kông dưới dạng “cổ phiếu H”.
Trong năm 2023, nhiều nhà đầu tư theo đuổi lối chơi “thuần Trung Quốc” đã phải trả giá đắt vì “lòng trung thành” của họ với câu chuyện tăng trưởng kinh tế. Giá trị Quỹ SPDR S&P China ETF giảm hơn 10%, khi 2 cổ phiếu hàng đầu trong danh mục chiếm hơn 16% tổng tài sản là Tencent và Alibaba niêm yết trên thị trường Hồng Kông giảm giá mạnh. Trong khi đó, Quỹ iShares MSCI Emerging Markets ex China ETF đầu tư vào các thị trường mới nổi, ngoại trừ cổ phiếu Trung Quốc, đạt hiệu suất trên 10%.
Ông Phillip Wool cho hay, Rayliant Quantamental China Equity ETF, một quỹ ETF của Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, đầu tư trực tiếp vào “cổ phiếu A” trong nước, tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước liên quan đến đổi mới công nghệ và các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế được xác định là thiết yếu trong chương trình nghị sự “cải cách” của Bắc Kinh.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
“Điều đó phù hợp với cách chúng tôi mong đợi sự hỗ trợ của nhà nước đối với nền kinh tế và thị trường, trọng tâm là các công ty và ngành công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc, mà chúng tôi tin rằng sẽ có một chính sách thuận lợi lớn trong tương lai”, ông Phillip Wool nói và nhận định, sự tham gia của các “tay chơi” mới sẽ có hiệu quả trong việc giúp khởi động sự thay đổi trong tâm lý của nhà đầu tư trong nước đối với “cổ phiếu A”, thay vì những cổ phiếu quen thuộc như Alibaba và Tencent.