Mức tăng tốt tập trung vào một số ngành nghề
Chia sẻ tại một buổi nói chuyện với nhà đầu tư về triển vọng chung của thị trường tài chính trong năm 2024 và những năm tới, bà Nguyễn Thị Bích Thảo – Giám đốc đầu tư cổ phiếu của Công ty TNHH Quản Lý Quỹ Manulife Investment Việt Nam (Manulife IM (VN)) cho biết: “Nền kinh tế có dấu hiệu qua đáy từ quý III/2023 khi mà các số liệu đã bắt đầu cho thấy sự hồi phục, nhưng tại thời điểm đó, chúng tôi cũng chưa thể chắc chắn. Tuy nhiên, khi tiếp tục quan sát thêm các dữ liệu kinh tế quý IV/2023 và quý I/2024 thì hiện nay có thể khẳng định phần nào chúng ta đã qua giai đoạn khó khăn nhất”.
Theo dõi kế hoạch lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn hiện nay Manulife IM (VN) thấy rằng, 170 doanh nghiệp đã đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 và tổng lợi nhuận năm nay đặt ra là tăng 17% so với 2023. Con số này giúp củng cố thêm niềm tin của về kinh tế hồi phục trong năm 2024.
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong 3 tháng đầu năm cũng có mức tăng tốt (13,6%). Mức tăng tốt tập trung vào một số ngành nghề có tính chu kỳ được đánh giá sẽ hưởng lợi trong giai đoạn này như tài chính, nguyên vật liệu, công nghệ thông tin, tiêu dùng không thiết yếu. Trong khi đó, các ngành nghề mang tính phòng thủ hay bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong quý đầu năm, một điểm trừ của TTCK là nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh, tuy nhiên đây cũng là xu hướng chung đang diễn ra ở một số thị trường khu vực như Thái Lan, Malaysia.
Nếu tin tưởng vào xu thế tăng trưởng chung dài hạn của TTCK và nguồn vốn đầu tư cũng mang tính lâu dài thì sự biến động trong ngắn hạn của thị trường có thể là cơ hội tốt cho nhà đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Bích Thảo – Giám đốc đầu tư cổ phiếu Manulife IM (VN)
“Tuy nhiên, mức độ tác động của việc rút ròng lên thị trường hiện nay chưa đến mức lo ngại, vì hiện nay xu hướng rút ròng chủ yếu ở một vài nhóm ngành có triển vọng không sáng sủa như hàng tiêu dùng thiết yếu, bất động sản, chứ không phải rút mạnh ở tất cả các nhóm ngành. Xu hướng rút ròng kỳ vọng sẽ giảm bớt trong nửa sau của năm nay khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất”, bà Thảo nhìn nhận.
Theo đánh giá của bà Thảo, TTCK năm 2024 được đánh giá là tích cực vì được hỗ trợ bởi vĩ mô hồi phục, giúp các doanh nghiệp có sự tăng trưởng lợi nhuận tốt trở lại (mức tăng trưởng hiện nay đang được kỳ vọng là 15 – 20% và hầu như phần lớn các ngành sẽ có tăng trưởng).
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Ngoài ra, dòng tiền tham gia vào TTCK năm 2024 cũng đang rất tốt và thuận lợi trong bối cảnh lãi suất tiền gửi thấp và các kênh đầu tư khác cũng gặp phải nhiều hạn chế (trong quý I/2024, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân của VN-Index đã tăng khoảng 40% so với quý trước, trong đó có nhiều phiên đạt mốc 1 tỷ USD).
Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường trong trung hạn khả quan dựa vào định hướng của Chính phủ về phát triển thị trường cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa tương đương 100% GDP vào năm 2025 và được nâng hạng lên thị trường mới nổi vào năm 2025.
Có sự tin tưởng trong dài hạn
Theo bà Thảo, bên cạnh việc phản ánh những kỳ vọng về yếu tố cơ bản của nền kinh tế, thì TTCK cũng là thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường là hơn 80%, TTCK Việt Nam càng mang tính biến động nhiều hơn.
Sau quý đầu năm tăng tốt, việc mong muốn hiện thực hóa lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ xuất hiện và làm cho thị trường có rủi ro điều chỉnh nhiều hơn và điều này đã xảy ra trong tháng 4 này.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Theo bà Thảo, một điểm đáng lưu ý là ngay cả khi nhà đầu tư cá nhân hiện thực hóa lợi nhuận thì dòng tiền có vẻ như vẫn ở lại với thị trường để chờ đợi cơ hội quay lại, chứ không rút ra khỏi thị trường. Điều này cho thấy tâm lý chung trên thị trường là vẫn có sự tin tưởng trong dài hạn.
“Như vậy tựu chung lại, ngắn hạn thị trường sẽ có khả năng rủi ro biến động điều chỉnh, nhưng cả năm 2024 và trong trung hạn thì có nhiều yếu tố đang hỗ trợ cho TTCK tăng điểm. Nếu không tính đến các rủi ro mang tính khó đoán định từ phía thế giới, thì có thể nói thị trường năm nay khả năng sẽ cho nhiều cơ hội hơn là rủi ro”, bà Thảo nhận định.
Manulife IM (VN) đã làm một tính toán xem thử mức độ sinh lời của hai trường hợp: Đầu tư đều đặn và nắm giữ trong thời gian dài qua các biến động tăng giảm của thị trường; và tránh mua những giai đoạn mà có mức biến động mạnh. Kết quả cho thấy, việc đầu tư đều đặn và nắm giữ vẫn có mức sinh lời tốt hơn là việc tránh không đầu tư những năm có nhiều biến động.
Chuyên gia của Manulife IM (VN) chỉ ra 2 lý do lý giải vì sao mà đầu tư đều đặn và nắm giữ có thể có lợi suất tốt hơn việc tránh biến động.
Thứ nhất, khi chúng ta lo ngại những biến động và tránh đầu tư vào những năm đó thì cũng vô tình chúng ta bỏ qua những cơ hội gia tăng tích lũy tài sản tốt ở mức giá thấp để được hưởng lợi khi thị trường hồi phục ở năm sau đó.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Thứ hai, nếu đó là biến động tiêu cực ngắn hạn trong năm thì chúng ta cũng bỏ lỡ lợi nhuận cho cả năm đó.
“Như vậy, nếu tin tưởng vào xu thế tăng trưởng chung dài hạn của TTCK và nguồn vốn đầu tư cũng mang tính lâu dài thì sự biến động trong ngắn hạn của thị trường có thể là cơ hội tốt cho nhà đầu tư”, bà Thảo nhìn nhận.