Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DPM
CTCK Vietcombank (VCBS)
Kết quả kinh doanh quý III/2023 của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (DPM – sàn HOSE) suy giảm với doanh thu thuần đạt 3.216 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái). Lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng, giảm 93% chủ yếu do giá bán ure giảm 35% và giá bán NH3 giảm 59%, đồng thời giá khí tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái đã khiến lợi nhuận giảm sâu tương ứng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh của DPM ghi nhận mức giảm mạnh so với nền cao 2022 với doanh thu thuần đạt 10.187 tỷ đồng (giảm 31%); lợi nhuận sau thuế đạt 436 tỷ đồng (giảm 90%).
Giá cổ phiếu đã giảm mạnh 20% sau khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III sụt giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do giá bán phân bón và hóa chất quý 3 giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt giá bán ure giảm 35% và giá bán NH3 giảm 59%. Đồng thời, giá khí đầu vào tăng cao so với cùng kỳ khiến lợi nhuận quý 3 giảm mạnh tương ứng.
Chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh quý IV sẽ khả quan hơn nhờ sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ, chúng tôi cho rằng tăng trưởng lợi nhuận của công ty năm 2023 sẽ không cao so nền cao 2022, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng 2024 kết quả kinh doanh DPM sẽ có sự cải thiện so năm 2023.
Luận điểm đưa ra dự báo: Thứ nhất là nguồn cung toàn cầu thắt chặt, nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2024 được dự báo tăng trưởng chậm lại so với năm 2023 do nguồn cung Ure toàn cầu thắt chặt do (1) Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure (2) Nga tiếp tục gia hạn hạn ngạch xuất và (3) Sản xuất ure ở EU dự kiến vẫn sẽ ở mức thấp. Nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2024 được dự báo tăng chậm so với năm 2023. Nhu cầu tiêu thụ nội địa kỳ vọng tăng vào quý IV/2023 và quý I/2024 khi bước vào vụ Đông Xuân.
Thứ hai là giá phân bón dự báo tăng theo nhu cầu khi vào cao điểm mùa vụ Đông – Xuân. Nhu cầu phân ure thường tăng cao khi bước vào cao điểm vụ mùa Đông Xuân (cuối tháng 10 đến tháng 1), kéo giá phân bón tăng theo. Theo dự báo của doanh nghiệp trong ngành, nhu cầu, nguồn cung và giá phân bón ure sẽ lần lượt tăng 21% so với quý trước, 10% so với cùng kỳ và 5% so với quý trước khi bước vào mùa vụ. Nhu cầu tiêu thụ, nguồn cung và giá bán cũng được dự báo tăng nhẹ, nhu cầu tiêu thụ tăng 9% , giá bán tăng 20% so với quý trước với nguồn cung có thể đạt 600.000 tấn.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Thứ ba là giá khí đầu vào năm 2024 kỳ vọng giảm so với năm 2023, hỗ trợ biên lợi nhuận doanh nghiệp. Mặc dù giá dầu trong năm 2024 được dự báo tăng 3% so với năm trước (dự báo tháng 10 của EIA), theo dự báo của IRI khả năng El-Nino sẽ tạo đỉnh trong tháng 11/2023, sau đó bắt đầu suy yếu dần và có khả năng đi vào pha trung tính từ nửa cuối năm 2024. Tiền đề này kỳ vọng sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho các nhà máy thủy điện so với 2023, giảm sản lượng huy động điện khí. Do đó chi phí đầu vào năm 2024 kỳ vọng sẽ thấp hơn so với cùng kỳ nhờ sử dụng nguồn khí giá rẻ từ Mỏ Bạch Hổ và Rồng Đồi mồi, qua đó hỗ trợ cải thiện biên lợi nhuận.
Cho năm 2023, chúng tôi dự phóng dựa trên giả định giá urê cho năm 2023 ở mức 430 USD/tấn, giá dầu Brent 84 USD/thùng (báo cáo tháng 10 EIA). Chúng tôi tăng dự phóng doanh thu 6% do giả định sản lượng tiêu thụ tăng 10% so với dự báo trước đó (báo cáo ngày 12/09/2023) đạt 14.077 tỷ đồng (giảm 20% so với năm trước). Chúng tôi hạ dự phóng biên lợi nhuận gộp 5% so với dự báo trước đó mặc dù nhìn chung giá khí đầu vào trong năm 2023 dự kiến giảm so với cùng kỳ nhưng với tốc độ chậm hơn so với giá urê khiến biên lợi nhuận gộp năm 2023 thu hẹp. Lợi nhuận sau thuế năm 2023F đạt 1.070 tỷ đồng (giảm 80%).
Cho năm 2024F, giả định giá urê cho năm 2024 ở mức 440 USD/tấn, giá dầu Brent 86 USD/thùng (báo cáo tháng 10 EIA), và dự phóng doanh thu năm 2024 là 14.526 tỷ đồng (giảm 2,5% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế đạt 1.160 tỷ đồng (tăng 8%).
Chúng tôi hạ giá mục tiêu DPM 6% còn 40.853 đồng/cp, tương đương triển vọng tăng 24% so với giá đóng cửa ngày 18/11/2023. Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu DPM.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VCB
CTCK Vietcap (VCSC)
Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) thêm 3,7% lên 108.500 đồng/CP và điều chỉnh khuyến nghị từ khả quan lên mua.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu là do (1) tác động tích cực từ việc cập nhật mô hình định giá của chúng tôi sang cuối năm 2024 và (2) điều chỉnh giảm giả định của chúng tôi về chi phí vốn chủ sở hữu của VCB do cập nhật hệ số beta.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Những diễn biến trên bị ảnh hưởng một phần bởi mức giảm tổng cộng 9,8% trong dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2023-2027 (với mức thay đổi lần lượt là -8,0%/-9,4%/-5,0%/-21,3%/-3,5% vào các năm 2023/2024/2025/ 2026/2027). Chúng tôi duy trì P/B mục tiêu ở mức 3,30x sau phát hành riêng lẻ.
Chúng tôi điều chỉnh giảm 8,0% ở cả dự báo lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023, xuống lần lượt 43,1 nghìn tỷ đồng (tăng 15,4% so với năm trước) và 34,5 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 15,3%). VCB đã điều chỉnh giảm kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 15% xuống 10% tại cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư gần đây. Chúng tôi nhận thấy VCB đã vượt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận khoảng 15% trong 3 năm gần đây.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu CTR
CTCK Vietcap (VCSC)
Chúng tôi tăng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR) thêm 15% và duy trì khuyến nghị mua.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ (1) định giá EV/EBITDA theo mô hình tổng của từng phần (SoTP) cao hơn 11% nhờ mảng towerco được định giá cao hơn 21% và (2) định giá theo mô hình chiết khấu dòng tiền (CKDT) cao hơn 18% nhờ chúng tôi mở rộng phạm vi dự báo từ giai đoạn 2023-2027 trước đây thành giai đoạn 2024-2028, với mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2028 dự kiến đạt 15% so với năm trước.
Chúng tôi cho rằng mức định giá EV/EBITDA của mảng towerco cao hơn 21% nhờ việc chúng tôi sử dụng EBITDA năm 2024 so với EBITDA trung bình trong giai đoạn 2023-24 như trước đây, trong khi mức tăng trưởng dự kiến cho năm 2024 là 40%. Triển vọng tăng trưởng mạnh được thúc đẩy bởi giả định cao hơn đối với số lượng trạm viễn thông mới trong năm 2024 của chúng tôi (3.500 trạm so với mức 2.100 trước đây). Do đó, sự đóng góp của mảng towerco trong định giá EV/EBITDA theo mô hình SoTP, vốn có hệ số EV/EBITDA mục tiêu cao hơn các mảng khác, đã tăng lên 36% so với mức 33% trước đây.
Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu STB
CTCK SSI (SSI)
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB – sàn HOSE) có dự định trở thành cổ đông của Bamboo Airways (OTC: BAV), hãng hàng không đang trong quá trình tái cơ cấu, làm dấy lên một số lo ngại về mặt quản trị doanh nghiệp khi mà ngân hàng vẫn chưa hoàn thành xong đề án cơ cấu của mình.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin rằng STB hoàn toàn có thể kết thúc đề án tái cơ cấu trước thời hạn đề ra, cụ thể là trước năm 2025. Điều này sẽ giúp ngân hàng giải quyết được 590 triệu cổ phiếu đang bị phong tỏa tại VAMC.
Mặc dù chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu STB, nhưng chúng tôi hạ giá mục tiêu 1 năm xuống còn 34.000 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 16%). Việc giảm 9,3% giá mục tiêu so với báo cáo trước đó của chúng tôi nhằm phản ánh rủi ro quản trị doanh nghiệp cũng như điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận năm 2024.