Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PC1
CTCK MB (MBS)
CTCP Tập đoàn PC1 (PC1 – sàn HOSE) cho biết, doanh thu quý IV/2023 tăng 10% so với cùng kỳ, với đóng góp từ mảng mới là vận hành khu công nghiệp, và khai thác quặng. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng giảm 64% do các mảng biên cao ghi nhận kết quả kém khả quan, làm giảm biên lợi nhuận, cũng như áp lực chi phí tài chính tiếp tục duy trì.
Lũy kế 2023, doanh thu giảm 7%, chủ yếu do kết quả kinh doanh ảm đạm tại các nhóm chính là thủy điện và xây lắp, bù đắp một phần từ kết quả khả quan nhóm vận hành KCN, khai thác quặng và sản xuất cột sắt. Lợi nhuận gộp giảm nhẹ 1% với biên lợi nhuận gộp giảm 1 điểm%. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng mạnh 28% tiếp tục là gánh nặng lớn nhất với chi phí lãi vay tăng 39%, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặc dù doanh thu tài chính tăng 104%, hỗ trợ bởi lãi tỷ giá trong quý IV/2023, lợi nhuận ròng cả năm vẫn giảm 70%, thấp hơn và hoàn thành 67% dự phóng MBS.
Năm 2024, dự kiến PC1 ghi nhận tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt 30% và 405% từ nền thấp 2023, hỗ trợ bởi 1) Khai thác quặng Niken vận hành cả năm; 2) Bắt đầu bàn giao Yên Phong IIA và ghi nhận lãi liên danh liên kết; 3) Kỳ vọng mảng xây lắp phục hồi với triển vọng chính đến từ dự án đường dây 500kV mạch 3; 4) Chi phí tài chính giảm 16% svck, hỗ trợ bởi lãi vay có xu hướng giảm từ đỉnh.
Nhìn sang 2025, dự kiến doanh thu tiếp tục tăng 5% svck, lợi nhuận ròng tăng 28% svck với động lực tăng trưởng đến từ mảng bất động sản Nhà ở với Gia Lâm 1 và bất động sản khu công nghiệp với các dự án của Western Pacific bao gồm phần còn lại của Yên Phong IIA và Khu công nghiệp Yên Lệnh dự kiến bàn giao trong năm. Hơn nữa, áp lực chi phí tài chính hạ nhiệt dự kiến sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp.
Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá SOTP và đưa ra giá mục tiêu không đổi 32.200 đồng/CP dựa trên hai yếu tố: (1) điều chỉnh giảm dự phóng EPS 2024-25 10%/7% so với dự báo trước, (2) chuyển mô hình định giá sang 2024. Đồng thời, khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PC1. Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) Chính sách giá năng lượng tái tạo được ban hành sớm; 2) Thời điểm ghi nhận doanh thu các dự án bất động sản sớm hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm 1) Giá Niken thấp hơn dự kiến; 2) Rủi ro El Nino kéo dài; 3) Lãi vay neo cao lâu hơn dự kiến.
Khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu LCG tại ngưỡng 16.000 đồng/CP
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu LCG của Công ty cổ phần LIZEN có một phiên giao dịch khá tốt với cây nến Marubozu cùng thanh khoản bùng nổ vượt ngưỡng trung bình 20 phiên.
Chỉ báo RSI và MACD cho thấy xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu duy trì xu hướng ở trên đường MA20, MA50.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 13.90, chốt lãi tại ngưỡng 16.00 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 12.91.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DPM
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Doanh thu 2023 của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (DPM – sàn HOSE) giảm mạnh 27% do giá bán các loại phân giảm sâu từ mức nền cao năm 2022 trong khi sản lượng bán hàng không hồi phục đủ để bù đắp. Trong 2023, DPM cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề thiếu hụt nguồn cung khí đầu vào, khiến giá khí nguyên liệu đầu vào tăng vọt, góp phần làm lợi nhuận gộp giảm sâu 79%. Điểm sáng lớn nhất trong hoạt động của DPM là việc công ty đã trả hết gốc nợ vay ngắn và dài hạn, khiến chi phí tài chính giảm 16,5% so với năm trước.
Giá lúa gạo, lúa mì và ngô trong năm 2023 vẫn duy trì ở mức cao so với trung bình 10 năm. Nguồn cung của các sản phẩm trên đang ở trong trạng thái thắt chặt nếu so sánh tương quan với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trong 7 năm trở lại đây. Do vậy, chúng tôi cho rằng các quốc gia sẽ có động lực để gia tăng sản lượng nông sản, từ đó đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ và hỗ trợ giá phân ure.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Chúng tôi kỳ vọng El Nino sẽ đạt đỉnh trong quý I/2024, sau đó yếu dần và chuyển sang các pha trung tính và La Nina trong phần lại của năm. Do đó, chúng tôi cho rằng hiện tượng tranh chấp nguồn khí đầu vào giữa các doanh nghiệp điện khí và đạm sẽ bớt nghiêm trọng hơn so với năm 2023. Chúng tôi dự báo chi phí khí thiên nhiên đầu vào cho DPM có thể giảm nhẹ khoảng 3% trong cả năm 2024.
Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (FCFF) để đưa ra khuyến nghị mua cho DPM với mức giá mục tiêu là 41.800 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức sinh lời 20.3% so với giá đóng cửa 34.750 đồng/cổ phiếu ngày 29/02/2024. Lợi suất cổ tức kỳ vọng đạt 5,8%.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu CNG
CTCK Mirae Asset (MASVN)
Năm 2023, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG) ghi nhận 3.112 tỷ đồng doanh thu và 102 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, so với cùng kỳ lần lượt giảm 25,6% và 12,8%. Năm 2023 là năm được đánh giá không thuận lợi đối với nền kinh tế nói chung, CNG cũng gặp khó khăn khi giá dầu biến động lớn và nhu cầu tiêu thụ khí giảm do khách hàng giảm sản lượng. Điểm tích cực khi sau nửa đầu năm 2023 không khả quan, kết quả kinh doanh của CNG đã bắt đầu cải thiện dần trong 2 quý cuối năm. Đáng chú ý khi quý IV/2023 CNG đã ghi nhận 36,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, là một trong các quý có mức lợi nhuận sau thuế cao nhất trước đến nay.
Dự kiến phân phối LNG từ giữa năm 2024. Cuối tháng 10/2023, kho LNG Thị Vải đã chính thức khánh thành. Dự kiến từ quý II/2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) sẽ cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp theo hình thức vận chuyển xe bồn đến các trạm tái hóa khí được xây dựng tại một số khu công nghiệp. Sẵn sàng cho việc kinh doanh LNG, tháng 8/2023 CNG đã hoàn tất giai đoạn chạy thử trạm tái hóa khí LNG tại KCN Thuận Đạo tỉnh Long An.
LNG được xác định là sản phẩm kinh doanh chiến lược của CNG trong giai đoạn từ 2024 trở đi và từ 2029 sẽ thay thế sản phẩm CNG. Mục tiêu CNG sẽ đạt 60% thị phần phân phối LNG thông qua xe bồn trên toàn quốc, qua đó tăng sản lượng khí cung cấp bình quân giai đoạn 2026 – 2030 hơn 75% so với mức trung bình giai đoạn 2022 – 2025.
Báo cáo tài chính lành mạnh, khả năng duy trì mức cổ tức tiền mặt 20%. Tỷ lệ nợ chỉ chiếm 4,1% tổng tài sản của CNG trong khi đó lượng tiền và tiền gửi hiện chiếm gần 40% tổng tài sản. Công ty duy trì mức cổ tức bằng tiền trung bình trên 20% trong 10 năm gần nhất, với kết quả đạt được năm 2023, chúng tôi kỳ vọng CNG sẽ duy trì mức cổ tức 20% bằng tiền, tương ứng mức lợi suất cổ tức 6,9%.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Dự báo kết quả kinh doanh năm 2024. Hoạt động kinh doanh LNG có thể được triển khai trong năm 2024 tuy nhiên chúng tôi chưa có thông tin để đưa ra dự phóng cho hoạt động này. Với hoạt động kinh doanh CNG, chúng tôi dự báo mức doanh thu 2024 đạt 3.002 tỷ đồng (giảm 3,5% so với năm trước) do dự báo giá dầu Brent bình quân thấp hơn 2023, lợi nhuận sau thuế ước đạt 139 tỷ đồng (tăng trưởng 34,9%) do kỳ vọng biên lãi gộp cao hơn với kỳ vọng biến động giá dầu Brent ổn định hơn.
Định giá: Ước tính mức EPS năm 2024 đạt 3.940 đ/cp, chúng tôi kỳ vọng CNG sẽ được định giá tại mức P/E trung bình 5 năm là 9,8 lần, theo đó mức giá mục tiêu cho năm 2024 sẽ đạt 38.600 đ/cp.
CNG đang trong giai đoạn tích lũy, nhà đầu tư có thể cân nhắc tích lũy vùng 28.500 – 29.500 đồng/CP. Kỳ vọng giá sẽ có biến động tích cực khi kết quả kinh doanh quý I – công bố vào khoảng 15 – 20/04 tăng trưởng theo kỳ vọng.