Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu FPT
CTCK MB (MBS)
Doanh thu thuần của CTCP FPT (FPT – sàn HOSE) tăng 20,6% so với cùng kỳ lên 18.989 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2024 nhờ đóng góp cao hơn từ mảng công nghệ. Mảng công nghệ tăng 25,1%, đạt 11.455 tỷ đồng nhờ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ từ thị trường Nhật Bản (tăng trưởng 34,3%) và châu Á – Thái Bình Dương (tăng 31,6%). Doanh thu của hai mảng còn lại là viễn thông và giáo dục & khác cũng ghi nhận kết quả tích cực với mức tăng trưởng lần lượt là 6,1% và 41,7%. Do đó, lợi nhuận ròng tăng 21,6% lên 2.455 tỷ đồng.
Chúng tôi kỳ vọng doanh thu mảng công nghệ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số trong 2024/2025 nhờ (1) doanh thu ký mới tăng trưởng ổn định và (2) chi tiêu cho công nghệ thông tin toàn cầu dự kiến tăng trưởng 8,7% trong 2024. Cụ thể, chúng tôi dự báo doanh thu mảng công nghệ của FPT đạt 38.705 tỷ đồng/47.644 tỷ đồng (tăng 23,1%/23,0%) trong năm 2024/2025.
Chúng tôi cho rằng biên lợi nhuận gộp của FPT sẽ tiếp tục cải thiện nhờ đẩy mạnh mảng chuyển đổi số (Dx) với biên lợi nhuận cao trong mảng công nghệ. Trong năm 2024, chúng tôi dự phóng doanh thu Dx sẽ đạt 13.553 tỷ đồng (tăng 30%), đóng góp 35,0% doanh thu mảng công nghệ và 21,6% tổng doanh thu của FPT. Từ đó, chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của FPT sẽ tăng 0.3 điểm % lên 38,9% trong năm 2024.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 156.500 đồng/CP. Định giá của chúng tôi dựa trên phương pháp tổng giá trị các thành phần (SOTP) dựa trên P/E cho ba mảng kinh doanh chính của công ty. Chúng tôi áp dụng mức P/E trung bình năm 2024 của 3 mảng tương ứng với từng phân khúc với mức chiết khấu 15% trên P/E trung bình của các công ty cùng ngành công nghệ và viễn thông do chênh lệch về lãi suất giữa Việt Nam và các quốc gia được theo dõi khác.
>>
Chọn POW, REE cho chiến lược đầu tư ngành điện
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
CTCK MB (MBS)
Trong 2024, nhiều chính sách quan trọng hỗ trợ triển vọng cho hai nhóm điện mũi nhọn là điện khí và điện gió đang được đẩy nhanh, bao gồm khung giá cho LNG và cơ chế mua bán điện trực tiếp cho năng lượng tái tạo (DPPA).
Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng một số chính sách chưa được hoàn thiện khác như khung giá cho điện năng lượng tái tạo sẽ được triển khai sớm, hỗ trợ triển vọng dài hạn của nhóm.
Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng cơ chế giá bán lẻ mới sẽ giúp EVN có thể tăng giá điện từ 5-10% trong 2024, hỗ trợ tài chính của doanh nghiệp đồng thời cải thiện dòng tiền thanh toán cho các nhà máy. Chúng tôi nhận thấy môi trường đầu tư ngành điện đang trở nên thoáng đãng hơn sau thời gian dài vướng mắc các chính sách, và các doanh nghiệp nổi bật trong ngành có thể bắt đầu triển khai các dự án từ 2024-25 như POW, REE, HDG, GEX.
Trong 2024, chúng tôi dự báo tăng trưởng tiêu thụ điện đạt 9,8%, tương đương kịch bản phụ tải cao QHĐ8. Chúng tôi cho rằng nhu cầu phục hồi nhóm Công nghiệp sản xuất, cùng với nhu cầu đột biến nhóm tiêu dùng dân cư trong giai đoạn cao điểm mùa hè sẽ là hai động lực chính cho tăng trưởng tiêu thụ điện năm nay.
Về triển vọng huy động các nguồn điện, chúng tôi cho rằng nhóm điện than sẽ hưởng lợi lớn nhất trong 2024, đến từ nhu cầu tăng cao đột biến tại miền Bắc, cũng như giá đầu vào giảm, giúp nguồn điện có giá bán cạnh tranh hơn điện khí. QTP sẽ hưởng lợi từ xu hướng này.
Đối với thủy điện, chúng tôi kỳ vọng giai đoạn tích nước quý I/2024 cũng như pha El Nino chính thức kết thúc sẽ là động lực để huy động thủy điện tốt hơn từ quý II/2024, giúp sản lượng của nhóm ghi nhận tăng trưởng từ mức nền thấp 3 quý cuối năm ngoái. Theo đó, HDG và PC1 sẽ hưởng lợi từ xu hướng này. Mặt khác, chúng tôi cho rằng điện khí sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trong huy động sản lượng trong 2024 do suy giảm nguồn khí nội địa.
Chúng tôi lựa chọn POW, REE. Cơ sở lựa chọn dựa trên đây là hai doanh nghiệp có vị thế lớn, sức khỏe tài chính tốt; sở hữu tiềm năng phát triển các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực điện LNG và điện gió; dự báo tăng trưởng lợi nhuận 2024-2025 khả quan với POW (tăng trưởng 10,6%/38,6%) và REE (tăng trưởng 5,3%/10,6%).
>>
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Kết thúc quý I/2024, CTCP Sữa Việt Nam (VNM – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần đạt 14.125 tỷ đồng (tăng 1,2% so với cùng kỳ), biên lợi nhuận gộp tiếp tục duy trì ở mức cao đạt 41,9% (tăng 3,1ppts) do giá nguyên vật liệu tiếp tục neo ở mức thấp. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.207 tỷ đồng (tăng 15,8%), tiếp tục duy tăng trưởng cao trên mức nền thấp cùng kỳ.
Ngành FMCG nói chung và ngành sữa nói riêng tiếp tục gặp khó với tăng trưởng âm. Trong bối cảnh đó VNM vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu tốt hơn toàn ngành sữa, cho thấy tín hiệu tiếp tục chiếm được thị phần. Động lực tăng trưởng đến từ các ngành hàng sữa đặc, sữa chua uống và sữa hạt.
Thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ. Xuất khẩu đi các thị trường truyền thống đóng góp tăng trưởng chính, các thị trường tiềm năng châu Phi, Nam Mỹ đang nghiên cứu đẩy mạnh xâm nhập thị trường. Các chi nhánh nước ngoài ở Campuchia và Mỹ đều ghi nhận tăng trưởng tích cực nhờ cải thiện vị thế thương hiệu.
Chúng tôi dự phóng kết quả kinh doanh năm 2024 của VNM ghi nhận doanh thu thuần 62.516 tỷ đồng (tăng 3,6% so với năm ngoái). Lợi nhuận gộp đạt 25.936 tỷ đồng tương ứng biên lợi nhuận gộp đạt 41,5% tăng nhẹ 0,8ppts. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ dự báo đạt 9.343 tỷ đồng (tăng 5,3%). Nhận thấy ngành sữa nội địa đang bắt đầu có tín hiệu tạo đáy, thị trường nước ngoài khởi sắc cùng với mức định giá hiện tại đang khá rẻ so với lịch sử, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 76.000 đồng/cổ phiếu.
Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu BSR
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Trong quý 1/2024, doanh thu của Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR – UPCoM) sụt giảm 10,5% chủ yếu do ảnh hưởng từ đợt bảo dưỡng khiến sản lượng tiêu thụ giảm 9,7%. Lợi nhuận gộp giảm mạnh 39,4% do chi phí cố định duy trì cao trong khi crack spread 2 sản phẩm chủ lực là dầu Diesel và JetA1 diễn biến bất lợi vì tình trạng dư thừa nguồn cung.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu di chuyển bằng đường bộ và hàng không tăng mạnh trong kỳ nghỉ lễ sắp tới sẽ hỗ trợ crack spread các loại xăng và nhiên liệu bay. American Automobile Association dự báo số lượng hành khách di chuyển bằng đường hàng không tại Mỹ trong kỳ nghỉ lễ Memorial Day có thể sẽ đạt mức cao nhất trong 20 năm trở lại đây.
BSR phải điều chỉnh tỷ lệ vốn chủ/vốn vay cho dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất từ mức 40/60 thành 3 kịch bản thay thế gồm 60/40, 70/30 và 80/20 do lãi suất cao và khó khăn trong việc tìm nguồn vay. Tổng mức đầu tư của dự án đạt khoảng 36.4 nghìn tỷ đồng. Dự án dự kiến sẽ được giải ngân trong giai đoạn 2025-2027 và có thể đi vào hoạt động trong năm 2028.
Công ty đang xem xét phương án giải thể công ty con BSR-BF để loại trừ kết quả kinh doanh ra khỏi báo cáo tài chính hợp nhất. Khoản nợ quá hạn của công ty BSRBF chính là rào cản duy nhất khiến BSR liên tục phải đẩy lùi kế hoạch chuyển niêm yết lên sàn HOSE. Do đó, chúng tôi khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu BSR.