Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FMC
CTCK Agribank (AGR)
Trong tháng 11, sản xuất tôm thành phẩm của CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC – sàn HOSE) đạt 1.451 tấn, sản lượng tiêu thụ đạt 1.624 tấn (tăng 45% so với cùng kỳ). Doanh thu tháng 11 đạt 17,4 triệu USD (tăng 25% so với cùng kỳ). Giá trị đơn hàng xuất khẩu của FMC trong tháng 11 đạt 12,4 triệu USD (tăng gần 20% so với cùng kỳ). Nhìn chung, tình hình đơn hàng của FMC đang có xu hướng cải thiện trong các tháng gần đây và tăng trưởng trở lại so với cùng kỳ.
Hiện nay, thị trường Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của FMC và doanh nghiệp sẽ tiếp tục hướng đến các thị trường như EU và Mỹ khi nhu cầu tại các thị trường này phục hồi. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại thị trường Mỹ đã có sự cải thiện cũng là tín hiệu tích cực đối với hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Nhà máy thủy sản Sao Ta (công suất 15.000 tấn/năm) được đưa vào vận hành chạy thử từ nửa đầu năm 2023; Nhà máy chế biến tôm Tam An (công suất 5.000 tấn/năm) được đưa vào vận hành từ cuối năm 2022. Từ đó, FMC đã nâng tổng công suất thêm 20.000 tấn/năm, tăng khoảng 70% công suất chế biến trước đó là 30.000 tấn/năm. FMC sẽ tiếp tục nâng cao hiệu suất hoạt động của 2 nhà máy trên trong năm 2024 khi nhu cầu đơn hàng quay trở lại. Chúng tôi kỳ vọng FMC có thể cải thiện biên lợi nhuận nhờ vùng nuôi mới với diện tích khoảng 200 ha đạt chứng nhận ASC để xuất khẩu sang các thị trường như Tây Âu.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Thêm một yếu tố đáng chú ý khác là từ giữa tháng 10, giá tôm sú, tôm thẻ đồng loạt tăng mạnh trở lại. Nguyên nhân đến từ nhu cầu xuất khẩu tăng trong dịp cuối năm, đồng thời nguồn cung cũng đang sụt giảm do nhiều hộ đã treo ao sau giai đoạn khó khăn. Cụ thể, giá tôm sú đã tăng hơn 30%, giá tôm thẻ cũng tăng gần 5% trong hơn 1 tháng trở lại đây.
Agriseco Research đánh giá FMC có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực năm 2024 nhờ tăng công suất và nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu phục hồi từ mức nền thấp năm 2023. Ngoài ra, giá tôm sú và tôm thẻ có chiều hướng gia tăng do nguồn cung sụt giảm cũng hỗ trợ kết quả kinh doanh của FMC. Do đó chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu FMC với giá mục tiêu 54.000 đồng/CP (upside 20%), cắt lỗ khi giá cổ phiếu giảm 8% so với giá hiện tại.
Cổ phiếu chứng khoán 2024 sẽ hồi phục cùng thị trường chung
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Theo quan điểm của KBSV, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 sẽ có sự phục hồi tốt so với giai đoạn 2022 – 2023.
Nhận định được đưa ra dựa trên: Định giá thị trường đang ở mức thấp. Chỉ số PE tính đến ngày 22/12/2023 đạt 14.7x thấp hơn mức trung bình PE 10 năm của VN-Index là 16.6x. Dựa trên tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường kỳ vọng đạt 15% trong năm 2024 với động lực từ nhóm hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, tài chính, PE forward 2024 dự kiến đạt 12.8x, thấp hơn độ lệch chuẩn -1 của trung bình PE 10 năm là 13.5x. Trong khi đó, chỉ số P/B của VN-Index tại ngày 22/12/2023 đạt 1.61x, thấp hơn độ lệch chuẩn -1 của trung bình P/B 10 năm là 1.78x. Vùng P/B 1.5x – 1.6x cũng là vùng định giá thấp nhất của VN-Index trong 10 năm qua.
Thứ hai là thanh khoản thị trường sẽ được cải thiện trong năm 2024 nhờ nền lãi suất thấp và đưa vào vận hành hệ thống KRX. Cuối 2022 đầu 2023, thị trường giảm điểm và tạo đáy trước những diễn biến tiêu cực từ vĩ mô quốc tế kết hợp với cuộc khủng hoảng thị trường trái phiếu và vụ việc liên quan đến Vạn Thịnh Phát. Thanh khoản thị trường giao động ở mức 10.000–12.000 tỷ đồng/phiên. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là vùng đáy của thanh khoản trong nhiều năm tới và giá trị giao dịch sẽ được cải thiện trong năm 2024 nhờ: kỳ vọng thị trường tăng giá thu hút dòng tiền đầu tư; lãi suất huy động và cho vay đều về mức thấp, tăng sức hấp dẫn của các tài sản đầu tư tài chính; áp dụng hệ thống KRX.
Thị trường chứng khoán phục hồi tốt là động lực mạnh mẽ để các CTCK cải thiện hoạt động kinh doanh của mình ở tất cả các mảng kinh doanh chính bao gồm đầu tư, môi giới chứng khoán và cho vay ký quỹ.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Hiện tại, hầu hết các cổ phiếu trong ngành đều đang giao dịch ở mức trên hoặc tiếp cận vùng P/B trung bình 5 năm. Với kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ phục hồi tốt trong năm 2024 về cả giá và thanh khoản cùng các tác động tích cực của đưa vào vận hành hệ thống KRX, nhà đầu tư có thể xem xét và lựa chọn đầu tư vào các cổ phiếu thuộc ngành chứng khoán vào những nhịp điều chỉnh về hoặc dưới mức P/B trung bình để có lợi suất kỳ vọng lớn.